Đại biểu Quốc hội nói gì về gỡ khó khai thác mỏ khoáng sản làm đường giao thông?

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần nhiều cơ chế đặc thù để gỡ khó về khai thác mỏ khoáng sản phục vụ làm dự án giao thông.
Đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp xử lý nước biển thành nước ngọt Đại biểu Quốc hội: Rủi ro từ các chung cư mini do “kẽ hở” trong luật Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc quy định độ tuổi đối với lực lượng an ninh trật tự cơ sở

Chiều 27/10, thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

đại biểu Nguyễn Quốc Luận (đoàn Yên Bái)
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - đoàn Yên Bái phát biểu tại phiên họp

Đi vào nội dung cụ thể, đối với chính sách 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7): Nhà đầu tư, Nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ.

Nhà đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan về thuế, phí, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chính sách đề xuất nhằm rút ngắn thời gian trong việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đáp ứng kịp thời nguồn cung cấp vật liệu, đảm bảo tiến độ thi công, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá; đồng thời góp phần ổn định giá vật liệu xây dựng thông thường, hạn chế việc tăng chi phí xây dựng công trình.

Chính phủ kiến nghị được thực hiện chính sách tương tự như khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, áp dụng cho 16 dự án thuộc địa bàn các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Lai Châu, Lào Cai, Ninh Bình, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bắc Kạn, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hậu Giang.

Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận tại tổ chiều nay về Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Thảo luận tại tổ, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy định tại điều 7, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - đoàn Yên Bái cho biết, khoản 1 trong dự thảo quy định: Nhà đầu tư, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ.

“Chúng tôi hiểu rằng, quy định như vậy để tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên để làm mỏ khai thác khoáng sản đi vào hoạt động thì không đơn giản chỉ có mỗi giấy phép” - ôngLuận nói.

Đại biểu Luận nhấn mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác khoáng sản thì rất nhiều dự án thực hiện ở các địa bàn vùng núi cho nên cần phải có nhiều thủ tục như chuyển đổi mục đích rừng, thủ tục về đất đai… nếu chỉ cởi bỏ mỗi giấy phép khai thác mỏ khoáng sản vẫn vướng như bình thường.

“Nếu đã cho cơ chế đặc thù ở khai thác mỏ khoáng sản thì cần thực hiện hết từ giấy phép đến chuyển mục đích rừng, thủ tục đất đai…” - ông Luận nói.

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Đỗ Đức Duy - đoàn Yên Bái cho hay, miễn giấy phép mới chỉ là một việc, vì các dự án khai thác khoáng sản nói chung, trong đó có khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng có hai tài liệu quan trọng gồm: Giấy phép khai thác khoáng sản và dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

“Hiện nay, mới quy định miễn giấy phép, còn chưa quy định có phải lập dự án đầu tư hay không, bởi các thủ tục về đánh giá tác động môi trường, hay là cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,… đều phải thực hiện dựa trên dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt”, ông Duy nói và cho rằng cần miễn thủ tục đầu tư dự án.

“Nếu miễn thủ tục đầu tư thì các thủ tục về môi trường, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng rừng cũng chỉ làm trên cơ sở báo cáo khảo sát vật liệu xây dựng, rất đơn giản, còn nếu không, việc miễn giấy phép chưa tháo gỡ được những khó khăn thực tế hiện nay” - ông Duy nói.

Đại biểu Đặng Hồng Sỹ - đoàn Bình Thuận cũng cho rằng, giấy phép khai thác khoáng sản chỉ là bước đầu, muốn được khai thác thì còn phải nhiều giấy tờ liên quan khác.

Trong đó, đánh giá tác động môi trường cũng rất công phu. Trong thời gian qua có thực trạng, khi có được giấy phép khai thác nhưng vẫn chưa thể khai thác vì còn phải làm các thủ tục khác. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của các dự án giao thông.

"Đặc thù thì cần phải có hướng dẫn rõ để đẩy nhanh tiến độ khai thác mỏ vật liệu phục vụ các dự án giao thông" - đại biểu đoàn Bình Thuận lưu ý.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội đề xuất luật hóa thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội đề xuất luật hóa thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an

Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an

Đề nghị đưa “vận tải thực hiện trực tiếp bằng động vật" vào Luật Đường bộ

Đề nghị đưa “vận tải thực hiện trực tiếp bằng động vật" vào Luật Đường bộ

Dự thảo Luật Đường bộ: Thanh tra đường bộ không kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường

Dự thảo Luật Đường bộ: Thanh tra đường bộ không kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường

Khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành

Khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách ''một Trung Quốc''

Việt Nam gửi điện chia buồn tới lãnh đạo Cộng hoà Hồi giáo Iran

Việt Nam gửi điện chia buồn tới lãnh đạo Cộng hoà Hồi giáo Iran

Phó Thủ tướng: Quy định tiền sử dụng đất tránh chồng chéo, không bỏ sót, vượt cấp

Phó Thủ tướng: Quy định tiền sử dụng đất tránh chồng chéo, không bỏ sót, vượt cấp

Tập đoàn Infosys (Ấn Độ) sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo

Tập đoàn Infosys (Ấn Độ) sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67

Thống nhất đề xuất bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ

Thống nhất đề xuất bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng gì ở tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn?

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng gì ở tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn?

Cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Ông Lê Quang Mạnh: Có đơn vị tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới 10% kế hoạch vốn

Ông Lê Quang Mạnh: Có đơn vị tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới 10% kế hoạch vốn

Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ ngành Công Thương

Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ ngành Công Thương

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm cao nhất để xây dựng đất nước phồn vinh

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm cao nhất để xây dựng đất nước phồn vinh

Infographic: Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Infographic: Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Chính phủ, các Bộ, ngành đã giải quyết 2.117/2.122 kiến nghị của cử tri

Chính phủ, các Bộ, ngành đã giải quyết 2.117/2.122 kiến nghị của cử tri

Rà soát các điều kiện

Rà soát các điều kiện ''cần và đủ'' để thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024

Xem thêm