Thứ bảy 28/12/2024 17:02

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên: Khó có đường chất lượng quốc tế, giá thì của Việt Nam

Từ ngày 1/4, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) sẽ điều chỉnh tăng mức thu phí sử dụng đường bộ đối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 5. Việc tăng phí ngay lập tức đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các doanh nghiệp vận tải. Bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Sóc Trăng đã trao đổi với báo giới về vấn đề này.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên

Việc VIDIFI tăng phí đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã gây ra sự phản ứng mạnh. Nhiều ý kiến cho rằng với mức phí tăng như vậy thì gánh nặng lên vai người dân sẽ là quá lớn. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Trước hết phải thấy rằng các dự án cơ sở hạ tầng thông qua sử dụng nguồn vốn BOT là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Nếu nhìn vào con số báo cáo về khoản chi cho phát triển 2011-2015 sẽ thấy vốn từ Nhà nước chỉ vào khoảng 38% và 62% đến từ các thành phần kinh tế khác. Bởi vậy, nếu chúng ta không tận dụng tốt khoảng 2/3 vốn đầu tư toàn xã hội vào phát triển thì đất nước sẽ mất khả năng có đà tăng trưởng cao khoảng 6-7% giai đoạn 2016-2020.

Về phí tăng cao, có thể hiểu trong giai đoạn đầu của những tháng đầu tiên khi đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đưa vào khai thác là phí dự tính của nhà đầu tư. Đến nay, nhà đầu tư thông qua theo đúng lộ trình và cam kết mà cơ quan chức năng đã ký phê duyệt dự án đầu tư thì họ sẽ làm theo hướng đó. Cho nên, ta phải hết sức bình tĩnh và dần dần tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng cho biết, việc tăng phí là theo lộ trình. Tuy nhiên, nếu cứ theo lộ trình tăng thế này thì gánh nặng phí quá lớn. Theo ông, như vậy có phù hợp không? Và chúng ta có nên tiếp tục các dự án BOT hay không?

Hiện nay, chúng ta phải đặt vấn đề phí của đường cao tốc lên trên mặt bằng chung. Nếu đó là gánh nặng phí quá lớn thì ai không chịu được có thể chuyển sang đi Quốc lộ 5. Ai muốn nhanh thì lên đường cao tốc.

Nhà nước sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng đủ để người dân có sự lựa chọn, hoặc là chi phí giá thấp với thời gian dài, hai là chi phí giá cao với thời gian ngắn. Đó là xu thế chung của các nước trên thế giới và Việt Nam đang đi theo con đường đó. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Còn vấn đề có tiếp tục triển khai các dự án BOT hay không, nếu nhìn lại Nghị quyết Hội nghị Trung ương về phát triển cơ sở hạ tầng thì rõ ràng, ta đã đặt ra các bước trình tự. Trong giai đoạn 2016-2020, chúng ta tập trung phát triển hệ thống đường sắt, sân bay quốc tế cũng như tuyến đường sắt nối Việt Nam-Lào.

Như vậy, ở mỗi giai đoạn kế hoạch 5 năm, chúng ta có sự tập trung nhất định nhằm tạo ra đột phá trong hạ tầng giao thông. Thời gian tới, ta vẫn đẩy mạnh các dự án BOT, nhưng sẽ ở những hạng mục khác.

Nhưng rõ ràng mức phí đường cao tốc vừa tăng là khá cao. Ông có cho rằng chúng ta nên kéo dài lộ trình thực hiện, mức tăng có thể chậm hơn một chút để giảm gánh nặng cho người dân không?

Chúng ta phải đặt vấn đề phí so với các nước trong khu vực và trong quá trình hội nhập quốc tế thì nó có cao hay không chứ không thể lấy ngân sách để bù cho các loại hình doanh nghiệp khi sử dụng con đường đó.

Việc thu phí không chỉ đánh vào người dân mà còn cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nếu nhìn lại khu vực Hưng Yên, Hải Dương và đặc biệt là khu công nghiệp Sài Đồng thì sẽ thấy ngay người dân hay doanh nghiệp sử dụng nhiều tuyến đường cao tốc này.

Ở đây cần nói tới các loại hình vận tải đi trên đó. Đã đi trên đó thì phải chịu phí tương đương với phí trong khu vực và vốn chúng ta bỏ ra. Còn nếu muốn đường chất lượng quốc tế, giá thì của Việt Nam thì nghe chừng khó.

Xin cảm ơn ông!

Theo lộ trình tăng giá của VIDIFI, từ ngày 1-4, trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, chặng Hà Nội đến cuối tuyến là cảng Đình Vũ có mức phí thấp nhất là 210.000 đồng, cao nhất là 840.000 đồng/lượt. Đối với mức phí 2 trạm BOT trên Quốc lộ 5, mức thấp nhất với xe dưới 12 chỗ là 45.000 đồng/lượt (hiện nay là 30.000 đồng/lượt); cao nhất là xe tải trên 18 tấn, xe container có vé lượt 200.000 đồng/lượt (hiện nay là 160.000 đồng/lượt).
Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới