Thứ bảy 28/12/2024 16:05

Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc: Sức ép dư luận là động lực cho Đại biểu Quốc hội

Ngày 28/3, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội. Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp, đại biểu Dương Trung Quốc - đoàn Đồng Nai cho rằng, dưới đòi hỏi của sự phát triển, sức ép của dư luận là điều cần thiết, là động lực giúp các đại biểu Quốc hội tỉnh táo, xứng đáng với kỳ vọng của cử tri.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc

Thưa ông, hiện dư luận rất quan tâm tới việc bầu cử trong thời gian tới. Có ý kiến cho rằng với những người trực tiếp tranh cử, nên cho họ đối chất trực tiếp để cử tri dễ nhận ra người có năng lực. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Dù có nhiều mong muốn nhưng đáng tiếc, hiện ở Việt Nam chưa có cơ chế này. Tôi cho rằng, sự đối chất trực tiếp sẽ giúp mỗi người tự chứng minh năng lực của mình, tránh tình trạng cử tri còn tâm lý chọn người cũ cho yên tâm vì chưa biết người mới thế nào.

Bởi vậy, tôi cho rằng cần cải thiện vấn đề này. Giới truyền thông cần vào cuộc để tạo ra sự thúc đẩy ngày càng nhiều nhân tố mới càng tốt.

Trong danh sách ứng cử lần này có nhiều đại biểu là giới văn nghệ sỹ. Ông có ủng hộ họ hay không?

Sự có mặt của giới văn nghệ sỹ là điều đáng mừng. Còn nhớ trong kỳ họp đầu tiên tôi tham gia là Quốc hội khóa XI, có nhiều anh chị văn nghệ sỹ tham gia ứng cử, trong đó có Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Viện trưởng Viện Âm nhạc Quốc gia, Chủ tịch Hội nghệ sĩ tạo hình… Tuy nhiên, hai nhiệm kỳ gần đây không có và đây là sự hụt hẫng.

Ngay cả nơi tôi đang làm việc là Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng có sự hụt hẫng vì những đại biểu thuộc ngành giáo dục còn thiếu. Dù phẩm chất của một đại biểu quốc hội là cần mở rộng ở nhiều lĩnh vực, song sự có mặt của những người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau là điều đáng mừng. Điều quan trọng cuối cùng là người đó có năng lực làm đại biểu Quốc hội chứ không phải năng lực thuần túy chuyên môn của mình.

Là đại biểu từng tham gia nhiều kỳ Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về vai trò của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng?

Tôi nhớ lần đầu khi tham gia Quốc hội, nói về vai trò của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chính tôi là người phát biểu ông Nguyễn Sinh Hùng là người đã kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau trong bộ máy hành pháp. Đây là điểm mạnh khi bước vào Quốc hội vì ông là người hiểu chân tơ kẽ tóc Chính phủ - nơi Quốc hội vừa thực hiện nhiệm vụ giám sát vừa xây dựng hệ thống luật pháp để thúc đẩy hoạt động. Thực tế cho thấy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngày càng điều hành Quốc hội hiệu quả hơn, đặc biệt là trong vấn đề giám sát.

Nhiều đại biểu quốc hội nhiệm kỳ vừa rồi có tâm tư, đại biểu chuyên trách được dành một khoản chi phí lớn nhưng vai trò chưa được đảm bảo, khiến cử tri băn khoăn. Vậy theo ông Đại biểu Quốc hội chuyên trách cần làm gì để nâng cao năng lực của mình?

Vì tôi là đại biểu không chuyên trách nên phát biểu vấn đề này có phần tế nhị. Tuy nhiên, với một đại biểu Quốc hội chuyên trách, phát biểu vấn đề này trên nghị trường thì cũng rất đáng suy nghĩ.

Rõ ràng người dân có đòi hỏi ngày càng cao hơn. Và mặc dù mức chi cho đại biểu Quốc hội còn thiếu thốn nhưng những đòi hỏi của người dân cũng là có lý vì nếu làm không tốt thì thà để người khác làm để tốt hơn. Mỗi người rõ ràng cần làm tốt hơn vai trò của mình sao cho tương xứng.

Cũng cần chú ý đến việc 2/3 đại biểu còn lại không chuyên trách, thậm chí sống xa khu vực được cử tri bầu ra thì sẽ có những hạn chế nhất định.

Nhiệm kỳ khóa XIII sắp kết thúc, là đại biểu, ông có tâm tư gì?

Qua báo cáo tổng kết, có thể thấy những thành tựu của Quốc hội là điều đáng ghi nhận. Những người đã có quá trình 2 nhiệm kỳ trở lên cũng phải công nhận những thành quả đó qua mỗi thời kỳ.

Tuy nhiên, chúng ta mới đánh giá Quốc hội với nhau, nhưng còn thiếu sự tương tác của Quốc hội với cử tri của mình. Chúng ta chưa có cơ chế, công cụ để thực sự đánh giá người dân có hài lòng hay không.

Tôi mong muốn Quốc hội phải có cơ chế khoa học để tập hợp, phân tích phản ứng người dân mới đánh giá Quốc hội thay đổi như thế nào. Bởi lẽ, Quốc hội phải thay đổi toàn diện. Ngày hôm nay có hỗ trợ được ngày mai không mới là vấn đề quan trọng chứ không phải theo tư tưởng ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua…

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan (ghi)
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới