Chủ nhật 24/11/2024 02:18

Đại biểu Quốc hội đề nghị sớm sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trong nước

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của nước ta trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực với một số doanh nghiệp đang dần lớn mạnh, đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để giúp ô tô nội nâng cao năng lực cạnh tranh, cần điều chỉnh hợp lý các chính sách về thuế, nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt.  

Ô tô sản xuất trong nước đang gặp bất lợi

Câu chuyện liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất trong nước đã “làm nóng” hội trường Quốc hội những ngày qua. Tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) mới đây, đại biểu Bùi Thanh Tùng - đoàn thành phố Hải Phòng bày tỏ mong muốn có sự thay đổi trong tư duy về quản lý thuế để thể hiện tầm nhìn, định hướng trong chính sách quản lý thuế nói chung cũng như đổi mới quan điểm khi sửa đổi các chính sách thuế trong thời gian tới đây như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế giá trị gia tăng sao cho phù hợp thực tế khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu với quốc tế. Chính sách quản lý thuế phải khuyến khích được doanh nghiệp trong nước phát triển đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng - đoàn Hải Phòng phát biểu tại Quốc hội

Đưa ra phân tích cụ thể hơn, đại biểu Bùi Thanh Tùng cho biết, chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam, đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ số xe sản xuất, lắp ráp đáp ứng nhu cầu nội địa chiếm khoảng 70% đối với dòng xe ô tô đến 9 chỗ. Tuy nhiên, số thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay chiếm khoảng 60% số thuế phải nộp hàng năm của một doanh nghiệp sản xuất ô tô, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và giá bán xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Các sản phẩm ô tô sản xuất trong nước đang gặp bất lợi về giá thành so với các sản phẩm ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, đặc biệt là các sản phẩm từ ASEAN. Trong khi đó, hiện nay, mặt hàng xe ô tô ngày càng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng, thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc đang dần trở về 0% theo các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết với các nước.

“Thực tế, một số doanh nghiệp ô tô sản xuất trong nước đang dần lớn mạnh, đầu tư bài bản, chuyên nghiệp có đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tăng thu ngân sách nhà nước như THACO, VinFast…” - đại biểu Bùi Thanh Tùng nhấn mạnh và cho rằng, rõ ràng ngành công nghiệp sản xuất đang cần một chính sách khuyến khích tăng tỷ lệ nội địa hóa để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng, ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước nói chung; nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước, xây dựng thương hiệu ô tô “Made in Vietnam” phục vụ thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu, đóng góp hiệu quả hơn nữa cho nguồn thu ngân sách quốc gia và các địa phương.

Do đó, đại biểu Bùi Thanh Tùng đề nghị Quốc hội và Chính phủ sớm xem xét bổ sung đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa là ô tô sản xuất trong nước khi đạt tỷ lệ phần trăm nội địa hóa nhất định, hoặc xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô dưới 9 chỗ sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.

Cần bảo vệ ngành sản xuất ô tô trong nước

Trước đó, tại phiên thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020, đại biểu Phan Thái Bình - đoàn Quảng Nam cũng kiến nghị liên quan đến sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống.

Theo đại biểu Phan Thái Bình, ngành công nghiệp sản xuất ô tô của nước ta trong những năm gần đây có sự chuyển biến và được một số nhà đầu tư quan tâm. Bước đầu cho thấy hiệu quả mang lại rất lớn, nhất là giải quyết việc làm tăng thu ngân sách nhà nước. Riêng ô tô Trường Hải ở Quảng Nam đã tạo việc làm hơn 8.000 lao động, trực tiếp đóng góp ngân sách năm 2017 hơn 12.000 tỷ đồng, góp phần giúp Quảng Nam đóng góp ngân sách Trung ương 10%.

Tuy nhiên, đại biểu Phan Thái Bình thừa nhận, so với các nước trong khu vực và thế giới thì ngành công nghiệp sản xuất ô tô của ta còn nhiều thua kém, còn ở mức lắp ráp đơn giản. Hiện nay ô tô khối ASEAN nhập về Việt Nam lớn, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Ô tô sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, bất lợi trong cạnh tranh trực tiếp là về giá.

Dẫn báo cáo của Bộ Công Thương, đại biểu Phan Thái Bình cho hay, nguyên nhân chính làm giá xe sản xuất trong nước cao là do thuế, phí, sản lượng tích lũy thấp, sản xuất thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế. Trong khi đó ô tô nhập nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN được hưởng thuế suất 0% theo hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Trước thực trạng này, việc bảo vệ ngành sản xuất ô tô trong nước là hết sức cần thiết.

Vì vậy, đại biểu Phan Thái Bình cũng đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo hướng không tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với giá trị linh kiện phụ tùng sản xuất trong nước. “Nếu ngành sản xuất ô tô trong nước được bảo vệ bằng chính sách thuế này sẽ giải quyết nhiều vấn đề. Có thể là giá thành ô tô sản xuất trong nước giảm, người tiêu dùng trong nước được lợi. Ô tô sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với ô tô nhập khẩu. Đây là điều kiện tiên quyết để sản xuất ô tô trong nước tồn tại, phát triển” - đại biểu Phan Thái Bình khẳng định.

Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước sẽ ưu tiên đẩy mạnh nội địa hóa, giúp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi. Việc ưu tiên nội địa hóa sẽ đẩy mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước tạo điều kiện ngành ô tô phát triển, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, đồng thời thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương