Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024). Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự và phát biểu tại sự kiện.

Khai mạc Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc bất di bất dịch, xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa”, ông cha ta luôn coi trọng hoạt động ngoại giao, kết hợp chặt chẽ quân sự với ngoại giao, vừa “đánh” vừa “đàm”, kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, tạo nên truyền thống và bản sắc hào khí, hòa hiếu và nhân văn của dân tộc Việt Nam: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường bạo!"; "Dập tắt muôn đời lửa chiến tranh; Mở nền muôn thủa thái bình!". Đây là những tư tưởng, triết lý mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam.

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan trưng bày ảnh về Hiệp định Geneva. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, phát huy truyền thống và bản sắc tốt đẹp đó của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phối hợp chặt chẽ với các mặt trận chính trị và quân sự, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò trọng yếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta, góp phần tạo nên những thắng lợi to lớn, làm rạng rỡ lịch sử dân tộc. Từ đàm phán bảo vệ nền độc lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 và đàm phán, ký kết Hiệp định Paris năm 1973, tạo tiền đề để nhân dân ta thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển phồn vinh. Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhắc lại, trong “Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneva thành công” ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Hội nghị Geveve đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Quả thực, nếu trong Hiệp định Sơ bộ năm 1946, Việt Nam mới chỉ được công nhận là một quốc gia tự do, thì với Hiệp định Geneva, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã được khẳng định trong một điều ước quốc tế với sự tham gia ký kết và thừa nhận của các cường quốc. Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Việt Nam, là thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân xâm lược.

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam
Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, cùng với Hiệp định Sơ bộ 1946 và Hiệp định Paris 1973, Hiệp định Geneva 1954 là một mốc son trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam, mang đậm dấu ấn tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học sâu sắc thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. "

Do vậy, phát huy truyền thống vẻ vang của ngoại giao Việt Nam và tinh thần Hiệp định Geneva, toàn ngành Ngoại giao dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm xây dựng ngành Ngoại giao vững mạnh toàn diện, chuyên nghiệp và hiện đại, đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại sự kiện: Ảnh: Bộ Ngoại giao

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Trong không khí trang nghiêm, xúc động này, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, và các thế hệ lãnh đạo tiền bối. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ công lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, góp phần tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chúng ta thành kính tưởng nhớ các nhà cách mạng lão thành đã tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva, góp phần mở ra thời kỳ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam, tiến tới hoàn thành mục tiêu thiêng liêng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Chúng ta trân trọng cảm ơn và ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới dành cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.

"Với Hiệp định Geneva, chúng ta đã thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng công lý và lẽ phải; có ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; sẵn sàng hợp tác hữu nghị với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới" - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đúc kết, thắng lợi tại Hội nghị Geneva trước hết và quan trọng nhất là nhờ đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - người Anh hùng giải phóng dân tộc; là kết tinh của tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và bền bỉ của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử; là kết quả của sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ quý báu của các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa anh em và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Pháp.

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam
Đông đảo đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024). Ảnh: Bộ Ngoại giao
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam
Các tiết mục văn nghệ chào mừng sự kiện đã tái hiện lại lịch sử hào hùng của dân tộc. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Cùng chia sẻ tại sự kiện ý nghĩa này, Thiếu tướng Phạm Sơn Dương, con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xúc động khi kể lại những hồi ức "Tôi có may mắn được sống cùng Ba của tôi là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch nên được Ba kể cho nghe những câu chuyện về Bác Hồ kính yêu, trong đó có câu chuyện về bài học ngoại giao tại Hội nghị Geneva. Ba nói với tôi, Bác Hồ là người chín chắn, giàu kinh nghiệm, Bác đã dự đoán, Việt Nam tham dự Hội nghị Geneva sẽ gặp những áp lực rất lớn, mặc dù chiến thắng Điện Biên Phủ và sự chuyển hoá trong Chính phủ và Quốc hội Pháp là cơ hội thuận lợi cho ta nhưng khó khăn lớn nhất là sự can thiệp của các nước lớn vào Hội nghị.

Chủ trương của Đảng và Bác Hồ là vừa đánh, vừa đàm phán để kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, Hiệp định Geneva là một giải pháp đồng bộ về chính trị và quân sự để thực hiện mục tiêu đó. Bác căn dặn Ba của tôi, trong đàm phán phải kiên quyết bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược và bước đi để đạt được mục đích là buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam, Lào và Campuchia".

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh nhấn mạnh, bài học về đàm phán trong Hội nghị Geneva và chiến dịch Điện Biên Phủ trở thành ngọn đuốc mãnh liệt của cách mạng đấu tranh quân sự và chính trị trong nhiều chiến dịch chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài và hoàn toàn giải phóng đất nước của 3 nước Đông Dương trong năm 1975.

"Bảy mươi năm trôi qua, ngày ký Hiệp định chấm dứt chiến sự tại Hội nghị Geneva vẫn giữ lại giá trị trong công cuộc xây dựng hòa bình, bảo vệ giữ gìn và phát triển 3 nước Đông Dương trong bối cảnh hiện nay" - Đại sứ Khamphao Ernthavanh nói.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định uy tín, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominica

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định uy tín, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominica

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định vai trò, uy tín với quốc tế; tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil, Việt Nam-Dominica.
Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số khu vực phía Bắc.
Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X

Sáng nay ngày 22/11, tại TP. Đông Hà đã diễn ra Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X, năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, đầu tư tại Dominica có thể coi đây là "bàn đạp", cửa ngõ để tiến vào khu vực Caribe.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Trong tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica, hai bên nhấn mạnh tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, kết nối doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah vào chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Hạ viện Malaysia tăng cường hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Hạ viện Malaysia tăng cường hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị trong khuôn khổ quan hệ mới, Nghị viện Malaysia, trong đó có Hạ viện tăng cường hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam.
Việt Nam và Malaysia nhất trí thúc đẩy hợp tác hải quân

Việt Nam và Malaysia nhất trí thúc đẩy hợp tác hải quân

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đình Hùng, Phó Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có buổi chào xã giao Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaysia chiều 21/11.
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Chiều ngày 21/11, tại họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, thông tin về những động thái mới nhất của Philippines, Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Trưa 21/11, ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary sẽ chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ngay sau lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm.
Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Ngày 21/11, tại Hàng Châu, Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chiều 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Việt Nam lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Sáng 21/11, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân trong chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 đến 23/11.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Sáng ngày 20/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động