Thứ hai 18/11/2024 13:22

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực đổi mới, điều hành của Bộ Công Thương

Năm 2023, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế nước ta đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Đóng góp vào các thành tích chung đó, ngành Công Thương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ được giao bằng những giải pháp đồng bộ, linh hoạt và đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trong các mặt hoạt động.

Ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Ngành Công Thương góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Năm 2023, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục bấp bênh do gặp những “cơn gió ngược” từ hệ quả của đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cũng như tình trạng lạm phát cao và kéo dài.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự chủ động và giám sát hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trong đó, các lĩnh vực công nghiệp, thị trường trong nước, xuất nhập khẩu mặc dù đối mặt nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức nhưng đã có những cải thiện, chuyển biến tích cực hơn, góp phần quan trọng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Đối với ngành Công Thương, khu vực công nghiệp có chuyển biến tích cực qua từng tháng, từng quý; chỉ số sản xuất (IIP) toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tính tăng 5,8% so với cùng kỳ (tháng 10 tăng 4,1%).

Tiêu dùng trong nước vẫn giữ được mức tăng trưởng tích cực; tính chung 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7% (cùng kỳ năm 2022 tăng 16,6%); cả năm 2023 ước tăng 10,2% so với năm 2022.

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước; cán cân thương mại 11 tháng năm 2023 xuất siêu 25,83 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,3 tỷ USD) góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối cung - cầu ngoại tệ; Chính phủ ước cả năm 2023 xuất siêu khoảng 15 tỷ USD. An ninh năng lượng (điện, xăng, dầu), lương thực, thực phẩm được bảo đảm.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh:

Thực hiện nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử

Đây là một trong những yếu tố gópphần quan trọng giúp kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2023 giữ vững ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2023, Việt Nam giữ vững vị trí top đầu các quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới (tăng trưởng khoảng 25%/năm). Trong lĩnh vực này, Bộ Công Thương đã có rất nhiều nỗ lực, tìm nhiều giải pháp để quản lý lĩnh vực rất khó, đang phát triển ngày càng nhanh và đa dạng trên môi trường điện tử hiện nay.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề để tìm ra các giải pháp đối với các thách thức đặt ra cho công tác quản lý ngành thương mại điện tử, mà gần đây nhất Diễn đàn Quốc gia về thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023. Bộ cũng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương, thương mại điện tử; Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản quản lý, phối hợp với các ngành liên quan trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này đượcmtăng cường.

Với tình hình biến động nhanh chóng của kinh tế thế giới, theo tôi, trước hết ngành Công Thương cần hoàn thiện khung chính sách pháp luật về thương mại điện tử. Ngành cần rà soát, đề xuất sửa đổi Luật Thương mại hoặc xem xét có cần thiết ban hành riêng Luật Thương mại điện tử hay không? Triển khai thực thi tốt Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và các luật liên quan, tham mưu và ban hành kịp thời để quản lý các phát sinh đặt ra trong quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Bên cạnh đó, cần có chính sách phù hợp để tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển lành mạnh.

Mặc dù về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho lĩnh vực này đã được Bộ Công Thương và chuyên gia đề cập đến trong nhiều hội thảo, diễnđàn, tuy nhiên, bước đi còn chậm so với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử và kinh tế số hiện nay, đòi hỏi ngành cần có phương thức đào tạo phải đa dạng, linh hoạt, phù hợp với xu thế biến đổi nhanh chóng.

Đại biểu Quốc hội NGUYỄN THỊ SỬU - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế: Dấu ấn chuyển đổi số

Chuyển đổi số quốc gia là một chủ trương lớn đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo định hướng triển khai trong những năm gần đây, và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cụ thể h ó a , đưa ra trong nhiều văn bản quan trọng, làm cơ sở triển khai chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Với vai trò là một trong những trụ cột của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực Công Thương sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác.

Thời gian qua, ngành Công Thương đã ghi nhận những thành công trong hiện đại hóa cải cách hành chính. Đặc biệt, lĩnh vực công nghiệp và thương mại đã có bước tiến vượt bậc, mang đến những thay đổi căn bản, chuyển từ phương thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ, giao tiếp trực tiếp, chuyển sang phương thức quản lý hiện đại, dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin.

Việc kết nối Cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương với Cổng dịch vụ công quốc gia, gắn cải cách thủ tục hành chính với chuyển đổi số… có hiệu quả đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực chất, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và phản ứng chính sách của Bộ Công Thương.

Có thể nói, thúc đẩy việc xây dựng, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp tại Bộ Công Thương đạt được những kết quả đáng ghi nhận là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng bộ, của đồng chí Bộ trưởng và các đồng chí Lãnh đạo Bộ; sự đồng lòng nhất trí triển khai thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ của các cán bộ, công chức Bộ Công Thương.

Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua của ngành Công Thương, tôi tin tưởng rằng, ngành sẽ thực hiện thành công, từng bước đạt được mục tiêu đặt ra đến năm 2025, thiết lập được “Bộ Công Thương điện tử” nhằm phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp cũng như phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc trong nội bộ của Bộ Công Thương nói riêng và các cơ quan nhà nước nói chung

Hoàng Nguyên Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?