Thứ ba 31/12/2024 05:31

Đại biểu Quốc hội: Còn hiện tượng không muốn thoát nghèo để hưởng trợ cấp

Theo đại biểu Quốc hội, có nhiều trường hợp chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo để tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ, ưu tiên giảm nghèo.

Còn hiện tượng không muốn thoát nghèo để hưởng trợ cấp

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 30/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn Nghệ An

Đại biểu Quốc hội Trần Nhật Minh - đoàn Nghệ An đồng tình cao với báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đại biểu bày tỏ đồng tình cao với các nội dung quan trọng như cho phép kéo dài thời gian thực hiện giải ngân nguồn vốn ngân sách được phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia 2023 chưa giải ngân hết để tiếp tục thực hiện đến ngày 31/12/2024, đồng ý chủ trương thực hiện thí điểm khoán kinh phí 3 Chương trình mục tiêu quốc gia theo địa bàn cấp huyện, cân đối bố trí đủ ngân sách theo các Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phản ánh thực tiễn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương, đại biểu cho rằng, còn hiện tượng các xã miền núi không đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 vì các xã miền núi cao thuộc vùng đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn nông thôn mới, không còn thuộc đối tượng xã đặc biệt khó khăn sẽ không còn được hưởng các chế độ an sinh xã hội như: Bảo hiểm y tế, hỗ trợ gạo cho học sinh, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức.

Đây là vấn đề đáng lo ngại, cần được quan tâm xử lý sớm. Bất cập này đã được đề cập trong báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 5, theo đó, một số bộ, ngành chưa kịp thời có giải pháp khắc phục hạn chế tác động của các quyết định công nhận xã thôn khu vực I, II, III vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng chính sách của các đối tượng đang sinh sống, học tập, công tác tại các thôn xã đặc biệt khó khăn nay trở thành thôn, xã nông thôn mới. Do đó, đại biểu đề nghị cần có giải pháp cụ thể, khả thi, thiết thực để tháo gỡ, khắc phục vấn đề này.

Thoát nghèo phải bắt đầu từ ý chí vươn lên của người dân

Tham gia phát biểu tại phiên họp, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - đoàn Phú Yên cho biết, giảm nghèo bền vững là một thách thức rất lớn. Một gia đình có thể nghèo đi rất nhanh chóng khi một thành viên lâm bệnh nan y.

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

Ngược lại, cũng có nhiều cơ may giúp cho các hộ gia đình nghèo có thể thoát nghèo, điều quan trọng là ý chí vươn lên, tự lực cánh sinh để thoát nghèo, ứng phó với mọi hoàn cảnh có thể xảy đến. Sự hỗ trợ của cộng đồng, các chương trình, các chính sách của nhà nước chỉ có ý nghĩa khi các chủ thế chính có ý thức vươn lên.

Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo để tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ, ưu tiên giảm nghèo. Vì vậy, cần có sự thay đổi cơ bản về nhận thức để có được chuyển biến thực chất trong vấn đề này.

Đại biểu đoàn Phú Yên phản ánh, việc giải ngân cho công tác giảm nghèo được thực hiện ồ ạt, tuy nhiên hiệu quả thì chưa đảm bảo, nguồn lực chưa chắc đến được đúng đối tượng, khó để đo đếm hiệu quả của việc triển khai nguồn lực.

Tổng kết kinh nghiệm phát triển nông thôn tại Hàn Quốc, đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi nhận thức của các chủ thể tham gia là chính những người dân, cùng với đó là việc giao quyền tự chủ cho chính người dân trong việc quyết định cách thức triển khai của từng chương trình, dự án cụ thể tại địa phương.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị cần đẩy mạnh truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, việc giải ngân trong công tác truyền thông về các chương trình mục tiêu quốc gia cũng còn bất cập, cần khắc phục để tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia này.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp phải sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức cùng đất nước tiến bước

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới