Thứ năm 14/11/2024 22:15

Đại biểu Quốc hội: Cần thắt chặt quy định nhập khẩu giống cây trồng

Thảo luận ở hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt ngày 9/11, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, tình trạng giống cây trồng kém chất lượng vẫn tồn tại, chính vì vậy, dự án Luật Trồng trọt cần phải khắc phục được tình trạng này.  

Tránh nhập khẩu tràn lan giống cây trồng

Đại biểu Trần Thị Hằng – đoàn Bắc Ninh cho biết, thời gian qua đã có những trường hợp trên đồng ruộng lúa không trổ bông, ngô không có hạt. Đó là hệ lụy của công tác quản lý chất lượng giống nhập khẩu chưa tốt, của pháp luật về nhập khẩu giống cây trồng chưa hiệu quả, khả thi.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hằng - đoàn Bắc Ninh phát biểu

Theo đó, đại biểu Trần Thị Hằng đề nghị, ngoài việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, cần thắt chặt quy định nhập khẩu giống cây trồng. Dự thảo Luật nên bổ sung quy định về chế tài xử lý hành vi vi phạm, thiết lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác quản lý giống cây trồng. Có như vậy, công tác quản lý xuất, nhập khẩu giống cây trồng mới thực thi có hiệu quả.

Trước vấn đề này, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - đoàn thành phố Hồ Chí Minh góp ý, về nhập khẩu giống cây trồng tại Điều 29 của Dự thảo Luật, đề nghị bỏ cụm từ “tự công bố lưu hành khi được nhập khẩu giống cây trồng vào Việt Nam” vì việc này cần đảm bảo nguyên tắc kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, kiểm soát rủi ro về đa dạng nguồn gen phù hợp với quy định về Luật Đa dạng sinh học và chống lai tạo, thoái hóa, ô nhiễm nguồn gen. Thực tế, nguồn giống hạt trồng, hạt “bố mẹ” khi nhập khẩu chỉ nên căn cứ vào giống đã được cấp có thẩm quyền quốc gia xuất khẩu quyết định công nhận sẽ phù hợp vì có khả năng kiểm soát truy xuất.

“Trong khi đó, hạt giống cây trồng do tổ chức cá nhân nước ngoài tự công bố lưu hành có thể không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, uy tín, chất lượng cũng như có thể tạo kẽ hở pháp luật trong việc nhập khẩu tràn lan các giống cây trồng kém phẩm chất thông qua các tổ chức, cá nhân không đảm bảo uy tín tại nước xuất khẩu” - đại biểu Trần Thị Diệu Thúy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy cũng đề nghị bổ sung thêm quy định về các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải có trách nhiệm bồi thường cho người trồng trong trường hợp cung cấp nguồn giống không đảm bảo chất lượng được xác định gây thiệt hại cho nhà nông như kiểu bắp trồng không hạt thời gian qua; bổ sung quy định cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng hàng rào kỹ thuật, kiểm soát đối với cây giống, sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu nhằm bảo vệ người tiêu dùng và nền nông nghiệp nước ta.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Dương Tấn Quân - đoàn Bà Rịa -Vũng Tàu đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm về thu hồi, tiêu hủy đối với các giống cây trồng lưu hành không đạt chuẩn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi lưu hành giống cây trồng không đúng quy định. Vì giống cây trồng không phải là một hàng hóa bình thường mà là những thực thể sống có khả năng sinh sôi, phát tán khi lưu hành trên diện rộng và có thể gây nguy cơ đe dọa đến nền nông nghiệp, hệ thực vật. Vì vậy, ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu còn phải có nghĩa vụ thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm không đạt chuẩn.

Bảo vệ quyền lợi của người dân

Đại biểu Quàng Văn Hương - đoàn Sơn La cho rằng, cần bổ sung quy định về quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng, đó là: Quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu nại với cấp có thẩm quyền về hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.

Theo đại biểu Quàng Văn Hương, thực tế, ở miền núi, vùng sâu, vùng cao, có một số cơ sở kinh doanh lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cả tin của người dân để cung cấp giống cây trồng không đảm bảo chất lượng, không đúng chủng loại, không rõ nguồn gốc và để lại hậu quả lâu dài, nhất là đối với các giống cây trồng lâu năm, sau 5 năm đến 7 năm mới cho sản phẩm thu hoạch nhưng lại không đúng như giới thiệu, quảng cáo và lúc đó mới phát hiện ra sự gian dối.

“Khi người dân có kiến nghị, khiếu nại để giải quyết thì gặp rất nhiều khó khăn do đường xá xa xôi, tốn kém thời gian, tiền bạc hoặc không còn lưu giữ các giấy tờ mua bán để làm căn cứ giải quyết. Thậm chí, không tìm thấy cơ sở cung cấp giống do họ không còn ở địa phương. Trong trường hợp này, người dân thường cam chịu thiệt thòi và tự khắc phục hậu quả” - đại biểu Quàng Văn Hương nói.

Cũng theo đại biểu Quàng Văn Hương, việc quy định bổ sung để làm rõ quyền của người dân khi phát hiện các hành vi gian dối, sai trái. Tức là, họ có quyền phản ánh đến các cơ quan có trách nhiệm như chính quyền xã, thôn, bản, các cơ quan chuyên môn cấp huyện và yêu cầu các cơ quan này xem xét giải quyết ngay. Đồng thời, cũng cần bổ sung thêm một điểm quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn xem xét giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân về các hành vi gian dối, sai trái, vi phạm pháp luật trong hoạt động trồng trọt, xử lý kịp thời các vi phạm và yêu cầu khắc phục ngay hậu quả, không để gây thiệt hại cho người dân.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí