Thứ sáu 08/11/2024 01:36
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV:

Đại biểu Quốc hội băn khoăn quyền hạn của cảnh sát cơ động quá rộng

Đại biểu Quốc hội cho rằng, quyền hạn của cảnh sát cơ động quá rộng, đề nghị quy định cụ thể hơn để tránh chồng chéo với các lực lượng khác.

Làm rõ vị trí, chức năng của cảnh sát cơ động

Sáng ngày 26/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động.

Ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động

Nhiều ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “chuyên trách”; làm rõ hơn tính đặc thù của cảnh sát cơ động, bổ sung chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật cho phù hợp với Luật Công an nhân dân và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ.

Ông Lê Tấn Tới cho biết, tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bỏ cụm từ “chuyên trách”. Đối với các ý kiến khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, dự thảo Luật Chính phủ trình quy định khái quát về chức năng của cảnh sát cơ động, không nhắc lại các nội dung của Luật Công an nhân dân là phù hợp.

Trước một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cảnh sát cơ động là “lực lượng vũ trang nhân dân” hoặc làm rõ hơn tính vũ trang của lực lượng cảnh sát cơ động, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cảnh sát cơ động là lực lượng thuộc Công an nhân dân.

Vì vậy, dự thảo Luật Chính phủ trình quy định cảnh sát cơ động là “lực lượng vũ trang nhân dân” là phù hợp và thống nhất với một số luật đã ban hành và là căn cứ pháp lý để xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng chế độ, chính sách, bảo đảm hoạt động, tạo điều kiện để cảnh sát cơ động hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Về nhiệm vụ của cảnh sát cơ động, nhiều ý kiến đề nghị rà soát lại điều này để tránh chồng chéo với nhiệm vụ của các lực lượng khác có liên quan và dễ thực hiện.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý điều này theo hướng chỉ quy định những nhiệm vụ mang tính đặc thù đang thực hiện ổn định của cảnh sát cơ động trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Cảnh sát cơ động; quy định cụ thể hơn nhiệm vụ chính của cảnh sát cơ động là chống bạo loạn, chống khủng bố; đồng thời rà soát, chỉnh sửa các nội dung khác để phù hợp với vai trò của cảnh sát cơ động, tránh chồng chéo nhiệm vụ của các lực lượng khác.

Trường hợp cấp bách được huy động người, phương tiện

Đặc biệt, một số ý kiến cho rằng, quyền hạn của cảnh sát cơ động quá rộng, đề nghị quy định cụ thể hơn để tránh chồng chéo với các lực lượng khác; có ý kiến đề nghị quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này để đảm bảo chặt chẽ.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát cơ động

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, nội dung này được xây dựng căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan và cơ bản kế thừa Pháp lệnh hiện hành, đồng thời, dự thảo Luật chỉ quy định các quyền hạn cơ bản nhằm bảo đảm cho cảnh sát cơ động hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.

Về đề nghị quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của cảnh sát cơ động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động liên quan đến nhiều luật. Các luật này đã quy định hoặc giao cơ quan có thẩm quyền quy định về trình tự, thủ tục thực hiện một số hoạt động liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định lại các nội dung trên.

Về huy động người, phương tiện, thiết bị, một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ, cụ thể về phương thức, trình tự, thủ tục huy động; làm rõ “trường hợp cấp bách” được huy động.

Ông Lê Tấn Tới cho hay, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, lực lượng vũ trang nói chung, cảnh sát cơ động nói riêng cần được phép huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong một số trường hợp đặc biệt để bảo đảm khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Đây là các tình huống phát sinh ngoài dự kiến, rất đa dạng khó lường.

Hiện nay, một số luật trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trong đó có Luật Công an nhân dân cũng quy định về quyền này trong “trường hợp cấp bách” hoặc “trường hợp khẩn cấp” và gắn với mục đích, yêu cầu cụ thể. Để phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ nội dung này và bổ sung mục đích huy động như dự thảo Luật trình Quốc hội.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Thủ tướng đề xuất cùng xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Công điện của Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng