Thứ hai 25/11/2024 19:39

Đã phát hiện có vitamin E trong thuốc lá điện tử ở Việt Nam

Đã phát hiện có vitamin E trong thuốc lá điện tử ở Việt Nam. Vitamin E khi bị đốt cháy sẽ rất độc hại, có thể gây tử vong.

Mối nguy hại của vitamin E trong thuốc lá điện tử

Thông tin tại hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá, diễn ra chiều ngày 26/12, tại Hà Nội, BS. Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai - thông tin: Đã phát hiện có vitamin E trong thuốc là điện tử ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy vitamin E khi bị đốt cháy sẽ rất độc hại.

Điều này cho thấy, có nguy cơ người dùng thuốc lá điện tử bị tổn thương phổi, thậm chí tử vong chỉ riêng do tổn thương phổi. Xa hơn nữa, Việt Nam cũng có thể có nguy cơ tái diễn một đợt bùng phát nhiều người bị tổn thương phổi và tử vong tương tự như ở Mỹ. Các thành phần phụ gia khác trong thuốc lá điện tử cũng rất phức tạp, thay đổi theo thời gian, theo thị hiếu và rất tùy tiện, khi đốt nóng sinh ra các chất khác với tình trạng nhiễm độc và bệnh tật khác nhau.

Được biết, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ đã kiểm tra dịch phế quản phế nang, chất dịch lỏng lấy từ niêm mạc phổi, của 29 bệnh nhân bị tổn thương phổi do thuốc lá điện tử (hoặc còn gọi là vaping hoặc EVALI) từ 10 tiểu bang.

Kết quả cho thấy, họ đã phát hiện thấy chất vitamin E acetate trong dịch phổi của 29 bệnh nhân hút thuốc lá điện tử bị tử vong này. Đây được coi là bước tiến quan trọng trong quá trình điều tra nguyên nhân gây ra bệnh phổi của hơn 2.000 trường hợp sử dụng thuốc lá điện tử thời gian qua.

Từ thực tế điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Nguyên đề xuất, khẩn cấp cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam. Thuốc lá điện tử là môi trường cho các ma túy mới tồn tại. Hàng trăm ma túy tổng hợp mới dẫn đến hàng trăm bệnh/ngộ độc mới rất khác nhau. Điều này đang gây thêm gánh nặng về ma túy như y tế, an ninh, xã hội…

Báo động từ học đường

Tại hội nghị, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều con số đáng lo ngại về tác hại của thuốc lá, đặc biệt với giới trẻ. Trong báo cáo về kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên 13 - 15 tuổi, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế - thông tin: Tỷ lệ học sinh hút thuốc lá năm 2021-2022 (2,9%) đã giảm so với năm 2014 (4,0%). Tỷ lệ học sinh bắt đầu hút thuốc từ 13 tuổi trở xuống còn cao (xấp xỉ 80%). Tỷ lệ học sinh đang sử dụng thuốc lá điện tử 3,35% (4,3% ở nam và 2,8% ở nữ), đáng chú ý là tỷ lệ học sinh đã từng thử thuốc lá điện tử 7,8% (9,3% ở nam và 6,5% ở nữ).

Tuy nhiên, tỷ lệ tiếp cận thông điệp và cảnh báo sức khoẻ về tác hại thuốc lá lại giảm hơn so với năm 2014. Đây là một trong những lý do khiến tình trạng hút thuốc trong học đường ngày càng đáng lo ngại hơn.

Theo đó, bà Hương khuyến nghị, cơ quan chức năng tiếp tục theo dõi tình hình sử dụng thuốc lá và các chỉ số liên quan tới hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. Quan tâm và xây dựng chiến lược phòng chống tác hại của hút thuốc lá điện tử. Tăng cường biện pháp thực thi hiệu quả, đặc biệt tập trung ở khu vực ngoài trời khuôn viên nhà trường và nơi công cộng.

Đặc biệt, cần tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt của các sản phẩm thuốc lá; cũng như cảnh báo, truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng. Tăng cường hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, truyền thông cho học sinh biết đến chương trình hỗ trợ cai nghiện thuốc lá và đẩy mạnh trong các trường học.

Đồng chia sẻ mối lo ngại về tình trạng sử dụng thuốc lá hiện nay, PGS.TS. Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm hô hấp Bệnh viên Bạch Mai - đưa ra những con số đáng suy nghĩ: Số liệu thống kê (2015-2019), tỷ lệ người hút thuốc lá điện tử tăng 13 lần; đáng lo ngại hút thuốc thế hệ mới làm thay đổi tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên nhỏ hơn 18 tuổi. Các loại thuốc lá điện tử thế hệ mới đã và đang tạo ra một nhóm nghiện thuốc lá mới, nghiện về nhận thức, nghiện về hành vi, nghiện về thực thể với một tốc độ nhanh hơn, dễ dàng hơn và nặng nề hơn.

Vì vậy, bà Phương nhấn mạnh, hoạt động truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá là rất cần thiết, đặc biệt là việc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và Internet, do khả năng tiếp cận cao. Các đơn vị truyền thông tiếp tục phối hợp, đẩy mạnh công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá, phòng, chống tác hại của thuốc lá… thúc đẩy mối quan tâm của cộng đồng. Cần có những biện pháp để ngăn chặn, cũng như làm giảm tỷ lệ hút thuốc lá thế hệ mới nói chung và thuốc lá điện tử thế hệ mới.

Trong thuốc lá điện tử có rất nhiều thành phần chất tạo mùi, tạo khói, tạo hơi... Các tạp chất này khi đốt cháy có thể gây ung thư, tổn thương phổi. Ví dụ nhiều loại thuốc lá điện tử có chứa vitamin E. Loại vitamin này khi đốt cháy có thể gây tổn thương phổi nặng nề. Tại Mỹ, đã có báo cáo nhiều trường hợp nhập viện và tử vong vì thuốc lá điện tử có chứa vitamin E. Tuy nhiên, đây chỉ là một chất, thực tế còn có rất nhiều loại hợp chất khác nhau.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc lá điện tử

Tin cùng chuyên mục

Mua bán thuốc lá điện tử trên mạng xã hội: Thách thức không nhỏ!

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh