Thứ hai 23/12/2024 04:15

Đà Nẵng: Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị dần đi vào cuộc sống

Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị đã mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng lớn để thành phố Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới.

Chiều 13/3, tại thành phố Đà Nẵng, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đồng chủ trì hội nghị.

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị Khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh: V.X

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 là văn kiện chính trị có tính định hướng quan trọng, lâu dài, mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng lớn để thành phố phát triển trong giai đoạn mới.

Nhận thức được ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan Trung ương tập trung quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết; kịp thời ban hành 12 chương trình, kế hoạch chuyên đề cụ thể hóa Nghị quyết với 525 nhiệm vụ, đến nay đã hoàn thành 113 nhiệm vụ (tỷ lệ 21,5%), đang triển khai 390 nhiệm vụ (tỷ lệ 74,3%).

Đồng thời thành phố cũng bám sát và gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kinh tế thành phố tiếp tục có bước phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện với nhiều chính sách mới mang đậm tính nhân văn.

Ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ảnh: V.X

“Đây là những cơ sở quan trọng để thành phố có thể phát triển nhanh và bền vững trong thời gian đến và cũng là những kết quả chứng tỏ Nghị quyết số 43-NQ/TW đang dần đi vào cuộc sống”, ông Nguyễn Văn Quảng thông tin và cho biết, bên cạnh một số kết quả đạt được, thành phố cũng thẳng thắn tự nhận thấy quá trình thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt được các mục tiêu như kỳ vọng.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thông tin, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh thành phố Đà Nẵng đạt được một số kết quả quan trọng.

Kinh tế của thành phố có bước phát triển; Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng; tăng trưởng kinh tế được duy trì, chất lượng tăng trưởng được cải thiện với năng suất lao động cao hơn bình quân cả nước và cao nhất trong vùng, mức độ tập trung kinh tế ngày càng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại với tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm gần 90% GRDP thành phố; một số ngành, lĩnh vực có bước phát triển khá, hướng tới là trung tâm vùng, nhất là thương mại, dịch vụ, du lịch biển.

Không gian và tiềm năng kinh tế biển từng bước được khai thác và phát huy hiệu quả. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; đô thị phát triển theo mô hình đô thị nén hiện đại với tỷ lệ đô thị hoá đạt 87,45%, cao nhất cả nước. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh gắn với thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt nhiều kết quả quan trọng. Liên kết, hợp tác được quan tâm, nhất là về phát triển đô thị, du lịch, khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, công nghệ thông tin. Văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế đều có bước phát triển; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng.

Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của thành phố Đà Nẵng trong 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng và chứng tỏ Nghị quyết số 43-NQ/TW đang dần đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW, phát triển kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng còn nhiều khó khăn. Một số chỉ tiêu khó hoàn thành nếu không có quyết tâm cao và nỗ lực lớn.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: V.X

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã đánh giá chung về tình hình thực hiện thu hút vốn đầu tư và năng lực cạnh tranh của thành phố sau sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW, qua đó đề ra một số giải pháp đột phá trong thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư cho thành phố Đà Nẵng để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á.

Các chuyên gia, nhà khoa học cũng đã phân tích sâu về sự phát triển của thành phố Đà Nẵng sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, đề xuất giải pháp nhằm phát triển Đà Nẵng theo mục tiêu tại Nghị quyết số 43. Đồng thời đóng góp ý kiến để Đà Nẵng chủ động phát huy nội lực, tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng để từng bước khẳng định vai trò là đô thị lớn, cực phát triển quan trọng của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ; đề xuất các cơ chế, chính sách mang tính đột phá cho thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn đánh giá cao tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả của Ban Chỉ đạo, Ban Kinh tế Trung ương, Thành ủy Đà Nẵng, Tổ Biên tập và các bộ, ngành Trung ương, các huyên gia, nhà khoa học trong quá trình thực hiện công tác sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết, bảo đảm các nội dung yêu cầu và chất lượng, tiến độ theo Kế hoạch đề ra.

Hội nghị cơ bản thống nhất về phương pháp tiếp cận, bố cục, nội dung của báo cáo sơ kết, nhất là về các nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết và các đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết, nhất là những đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển thành phố trong bối cảnh mới.

Các ý kiến tại hội nghị hôm nay sẽ được Tổ Biên tập tiếp tục tổng hợp, chắt lọc để bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện báo cáo sơ kết và dự thảo kết luận của Bộ Chính trị đảm bảo đúng thời gian, tiến độ đề ra.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Ban Kinh tế Trung ương

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững