Thứ hai 23/12/2024 14:12

Đà Nẵng: Dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2023 tổng trị giá khoảng 2.300 tỷ đồng

Hàng hóa chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại TP. Đà Nẵng tăng 20 - 30%. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ phục vụ Tết khoảng 2.300 tỷ đồng.

Chiều ngày 14/12, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết đã có kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Tổng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 tại TP. Đà Nẵng khoảng 2.300 tỷ đồng

Qua làm việc với Sở Công Thương thành phố, các đơn vị cung ứng hàng hoá thiết yếu trên địa bàn, các trung tâm thương mại, các siêu thị, chợ lớn, đặc biệt là các đơn vị cung ứng thịt gia súc, gia cầm về chuẩn bị hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, cho biết lượng hàng hóa chuẩn bị phục vụ Tết của doanh nghiệp năm nay tăng 20 - 30% so với năm trước. Gồm, gạo nếp 352 tấn; thịt các loại hơn 4.000 tấn; thực phẩm chế biến, đóng hộp 647 tấn; thực phẩm khô 288 tấn; bánh kẹo mứt hạt dưa các loại 796 tấn; rau củ quả gần 900 tấn.

Tổng giá trị dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ Tết dự kiến khoảng 2.300 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp đầu mối cung ứng thịt gia súc, gia cầm, lương thực thực phẩm; trung tâm thương mại, siêu thị với giá trị dự trữ khoảng gần 915 tỷ đồng; thương nhân kinh doanh tại 4 chợ loại 1 (chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ đầu mối Hòa Cường) và các chợ trên địa bàn thành phố tham gia dự trữ với giá trị ước khoảng 740 tỷ đồng; các cửa hàng tạp hóa tại các khu dân cư, tuyến phố chuyên doanh tham gia dự trữ với giá trị ước trên 645 tỷ đồng.

Hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu trên địa bàn thành phố gồm 8 kho, tổng lượng dự trữ xăng dầu nhập gần 1,2 triệu m3. Lượng tiêu thụ xăng dầu dịp Tết dự kiến tăng 20% so với ngày thường. Các đơn vị đầu mối, phân phối đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.

Để kích cầu tiêu dùng dịp Tết, TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức hội chợ Xuân từ ngày 11/01/2023 – 16/01/2023 với 250 gian hàng, tập trung vào các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao dịp Tết; UBND các quận huyện cũng tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, điện tử kích cầu như Ngày hội tôn vinh hàng Việt - Thanh Khê năm 2022 (từ ngày 26/12 - 31/12/2022), Hội chợ triển lãm, kết nối giao thương và ứng dụng thương mại điện tử Liên Chiểu 2022 (từ 16/12 - 18/12/2022)…

Tiếp tục tổ chức bán thịt heo bình ổn giá phục vụ Tết Nguyên đán, tổ chức đưa hàng về phục vụ người dân xã miền núi Hòa Bắc và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).

TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội chợ Xuân 2023 với quy mô 250 gian hàng để kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết. Ảnh: Gian hàng tại Hội chợ Xuân Đà Nẵng 2022

Theo bà Lê Thị Kim Phương - Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, Sở Công Thương sẽ thành lập các tổ để theo dõi tình hình thị trường, giá cả hàng hóa thiết yếu trước, trong và sau Tết Nguyên đán và giám sát bán hàng bình ổn Tết Nguyên đán 2023 (bán thịt heo bình ổn, bán hàng phục vụ đồng bào các xã). Phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng, các Sở ngành, cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, chủ động nắm bắt tình hình, thông tin thị trường; tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường: theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, cạnh tranh không lành mạnh, gây bất ổn thị trường; đấu tranh chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác, đặc biệt trong thời điểm cuối năm 2022, trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023.

“Chương trình bình ổn hàng hóa dịp Tết nhằm đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết, nhất là các mặt hàng thiết yếu, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố; triển khai hiệu quả công tác bình ổn thị trường Tết gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam””, bà Lê Thị Kim Phương cho hay.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo