Thứ năm 14/11/2024 08:33

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp “khắc khoải” chờ hết dịch?

Đà Nẵng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, điểm cuối Hành lang kinh tế Đông Tây nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp có vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển kinh tế địa phương nói riêng và miền Trung nói chung. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp, trong đó có khối sản xuất công nghiệp gặp khó khăn toàn diện.

Nguy cơ phá sản trên diện rộng

Tính đến nay, trên địa bàn TP. Đà Nẵng có 6 khu công nghiệp (KCN) là Hòa Khánh, Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Hòa Cầm, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, Đà Nẵng) với tổng diện tích 1.066,52ha. Kết thúc năm 2019, lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ tại TP. Đà Nẵng ước tăng 4%, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là tăng từ 7 – 7,5%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cũng thấp hơn kế hoạch đặt ra (chỉ đạt 4,06% so với kế hoạch 7,2%).

Năm 2020, TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu giá trị gia tăng khu vực công nghiệp – xây dựng sẽ tăng từ 7 – 8% so với năm 2019, song với diễn biến phức tạp của dịch Virus Covid-19 lây lan trên diện rộng đang gây ra hàng loạt khó khăn cho doanh nghiệp. Các hội, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã đưa ra những dự báo xấu cho lĩnh vực công nghiệp. Tác động lớn nhất là yếu tố gián đoạn nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Đức…

Không chỉ các doanh nghiệp nằm trong các KCN mà những doanh nghiệp bên ngoài cũng “chung số phận”. Tình trạng thiếu nguyên liệu, bị giãn, ngừng, huỷ đơn hàng xuất khẩu, dư thừa lao động, áp lực trả nợ vay...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, hiệu quả kinh doanh, thậm chí phá sản. Hoạt động sản xuất đình trệ, nhiều nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, chờ đợi thời cơ mới khi hết dịch.

Các hoạt động sản xuất, thi công gặp khó khăn

Nói về sức ảnh hưởng và mức độ tác động của dịch Covid-19 đối với lĩnh vực cơ khí và công nghiệp tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Tiến Quang - Giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) cho rằng, mức độ tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế - xã hội là nghiêm trọng, phức tạp và khó lường.

Theo ông Quang, ngành công nghiệp của Đà Nẵng sẽ bị tác động mạnh bởi Covid-19. Các ngành dệt may, điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học là những ngành có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao của Đà Nẵng trong khi đầu vào nguyên liệu nhập không ít từ Trung Quốc. Nếu tình hình dịch bệnh chưa chấm dứt trong quý 2, một số doanh nghiệp công nghiệp của Đà Nẵng sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất.

Còn ông Hà Đức Hùng - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. Đà Nẵng - cho rằng, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ kéo theo sự khó khăn của các doanh nghiệp trong các ngành khác, kế hoạch kinh doanh bị đảo lộn, người lao động mất việc làm…Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và không có các giải pháp hiệu quả hỗ trợ, sắp đến doanh nghiệp có nguy cơ dừng sản xuất, thậm chí phá sản trên diện rộng. Hiện các doanh nghiệp nằm trong các ngành bị ảnh hưởng trực tiếp có doanh số giảm mạnh, đã có doanh nghiệp không có doanh thu.

Khắc khoải chờ hết dịch

Bằng cách nhìn khả quan, ông Nguyễn Trọng Khải - Giám đốc Công ty TNHH chuyển giao công nghệ K&H - cho hay, một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp không bị ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, dịch vụ, hàng không... Mặt khác, do có sự chuẩn bị trước Tết nguyên đán nên nhiều doanh nghiệp cơ khí - công nghiệp chủ động được nguyên liệu đầu vào từ các nước Trung Quốc hoặc châu Âu, do đó mức ảnh hưởng không nhiều.

“Về lâu dài công nghiệp vẫn chịu tác động chung của nền kinh tế, khó khăn là vấn đề không tránh khỏi. Đối với những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu trong đợt Covid-19 thì sức ảnh hưởng không hề nhỏ” - ông Khải cho biết thêm.

Một vấn đề cần kíp của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng trong hiện tại là Nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ cụ thể, triển khai nhanh để doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Ông Nguyễn Đình Ân, Cục trưởng Cục Thuế Đà Nẵng cho rằng, trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp mong muốn gia hạn và giảm thuế. Tuy nhiên, Cục Thuế Đà Nẵng cũng phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính mới có thể triển khai.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ trong đó có chỉ đạo các đơn vị, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các hiệp hội ngành hàng tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, đồng thời tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp diễn biến mới của dịch Covid-19.

Thành Long

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Phát động Giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

Cần Thơ: Phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Quảng Ngãi: Gió lốc làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở thị xã Đức Phổ

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê-Depot

Thái Bình: 4 nhân sự lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Ban Bí thư kỉ luật cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình Nguyễn Viết Hiển

Quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Quảng Ninh: Đề xuất chiến lược mở cửa rộng rãi cho du khách tham quan vịnh Bái Tử Long

Hà Giang công bố tân Trưởng ban, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Lai Châu: 5.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Cà Mau: Khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Đẩy nhanh công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho dân

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau