Thứ bảy 23/11/2024 15:45

Đà Nẵng: Báo động tình trạng người dân mua khẩu trang không rõ nguồn gốc bán kiếm lời

Liên tiếp trong vài ngày, lực lượng Quản lý thị trường, Công an kinh tế Đà Nẵng đã phát hiện nhiều vụ mua bán khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các chủ hàng đều cho biết không kinh doanh khẩu trang nhưng thấy thị trường cần nên nhập về bán kiếm lời mà không nghĩ đến việc có thể mua phải hàng không đảm bảo chất lượng.

Trong "cuộc chiến với Covid - 19" lần thứ 2 này, TP. Đà Nẵng không khan hiếm khẩu trang, thậm chí khẩu trang vải kháng khuẩn dồi dào tại các siêu thị, nhà thuốc

Chung một lý do: Mua về dùng, bán cho hàng xóm, người quen

Trong 3 ngày, từ 26 – 29/7, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT), Công an kinh tế Đà Nẵng đã phát hiện 4 vụ vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với mặt hàng khẩu trang, tạm giữa hơn 80.000 chiếc khẩu trang các loại.

Điểm chung của 4 vụ vi phạm trên là chủ các lô hàng khẩu trang trên đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tính hợp pháp của lô hàng. Có người đặt mua trên mạng, có người có người quen giới thiệu mối bán, có người đặt mua từ người quen ở ngoài xã hội…. thậm chí có người còn lấy lý do “được tặng 10.000 khẩu trang để sử dụng và phát cho người trong gia đình dùng”. Điểm chung thứ 2 là các chủ lô hàng này đều không phải là đơn vị, cơ sở kinh doanh mặt hàng khẩu trang, mà chỉ là người dân hoặc hộ kinh doanh mặt hàng khác nhưng thấy thị trường cần khẩu trang nên “nhanh nhạy bắt trend” mua khẩu trang về bán kiếm lời.

Thêm một điểm chung nữa là các chủ lô hàng đều đồng loạt cho rằng mình chỉ mua để bản thân, gia đình sử dụng, chia cho hàng xóm, người quen mỗi người vài hộp chứ "không ai đi kinh doanh chỉ mua mấy thùng (4 thùng - 10 thùng, từ 10.000 - 24.000 chiếc khẩu trang) về bán".

Và họ đều không biết, không quan tâm đến chất lượng, yêu cầu kinh doanh mặt hàng khẩu trang kháng khuẩn.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn lấy lý do không mua được khẩu trang nên tìm gom mua trên mạng về sử dụng, chia có bạn bè, nhưng thực ra là để bán kiếm lời bất chấp chất lượng

Chung tiền để mua nhưng giá mua vào bán ra chênh nhau 300%

Chiều 29/7, Đội Quản lý thị trường số 7 phối hợp với Đội Công an Kinh tế quận Liên Chiểu tạm giữ lô hàng 10.000 khẩu trang với lý do giấy tờ chưa hợp lệ.

Căn nguyên là lô hàng này đặt tại 102 Hoàng Văn Thái, do ông Lương Hữu Bảy (SN 1990, quê quán: Duy Thành, Duy Xuyên, Quảng Nam) thuê kinh doanh tại địa chỉ này. Lúc đầu vợ chồng ông Bảy khai là không mua được khẩu trang nên đặt mua của một người quen với giá 50.000 đồng/hộp (tổng lô hàng 10 triệu đồng), do mua có 4 thùng nên không có hóa đơn. Số khẩu trang vợ chồng ông sử dụng một ít, gửi về cho gia đình một ít, bán lại cho bà con hàng xóm xung quanh một ít theo hình thức mua chung.

Cùng lúc đó, một người đàn ông tên Nguyễn Văn Tiến (quê Nghệ An, trú tại 102/24Đ, Cống Quỳnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) có mặt và nhận đó là lô hàng của mình, đưa hóa đơn đỏ đi kèm. Hóa đơn này tên hàng hóa là khẩu trang 4 lớp, số lượng 3 thùng, đơn giá 825.000 đồng/thùng (50 hộp, 1 hộp 50 cái), tổng tiền là 24.750.000 đồng. Như vậy, mỗi hộp khẩu trang này mua vào có giá 16.5000 đồng (tức là 330 đồng/cái). Khác với lời vợ chồng ông Bảy, ông Tiến cho biết lô hàng này mấy anh em (ông Tiến, ông Bảy và một số người khác) chung tiền mua, ông Tiến đứng tên hóa đơn, phần vợ chồng ông Bảy 4 thùng, giá cả anh em tin tưởng nhau nên trao đổi miệng.

Dù có sự khác nhau trong thông tin 2 bên cung cấp, nhưng đến cuối cùng trong biên bản làm việc ông Tiến lại “tư vấn” cho vợ chồng ông Bảy ý kiến là: Số khẩu trang 10.000 cái là ông Tiến tặng cho vợ chồng ông Bảy sử dụng và phát cho gia đình.

Giá mặt hàng khuẩn trang kháng khuẩn 3 lớp, 4 lớp tại các siêu thị, nhà thuốc lớn có giá từ 90.000 - 160.000 đồng/hộp 50 cái nhưng ít người chọn mua

Trong trường hợp nếu lời ông Bảy thông tin là đúng, thì thức là ông Tiến đã “mua giúp khẩu trang, tính phí vận chuyển” cho ông Bảy với mức giá cao gấp hơn 3 lần giá ông Tiến nhập vào. Ngược lại, nếu ông Tiến nói đúng giá nhập vào (cộng với phí vận chuyển), tức vợ chồng ông Bảy đã “mua giúp” hàng xóm, người quen với giá đắt hơn nhiều so với giá gốc.

Ở khía cạnh giá khẩu trang, theo như hóa đơn ông Tiến cung cấp, vậy mỗi chiếc khẩu trang được gọi là khẩu trang kháng khuẩn 3 lớp, 4 lớp mà lực lượng chức năng tạm giữ chỉ có giá khoảng 500 đồng/cái, tức 25.000 đồng/hộp (giá mua hàng 330 đồng/cái cộn tính phí vận chuyển thành 500 đồng/cái). Tuy nhiên, trên thực tế khi đến tay người “gom chung, mua chung” có giá ít nhất là 50.000 – 80.000 đồng/hộp. Tức là người mua giúp ăn chênh lệch tới 25.000 – 55.000 đồng/hộp khẩu trang.

Có phải khoản lãi “khủng” khiến nhiều người đổ xô đi mua khẩu trang về bán lại kiếm lời bất chấp hàng hóa có đảm bảo chất lượng hay không?

Có một thực trạng tại TP. Đà Nẵng hiện nay là người tiêu dùng chọn mua khẩu trang dựa trên tiêu chí giá cả, càng rẻ càng tốt mà không quan tâm đến chất lượng

Báo động tình trạng mua hàng khẩu trang “trôi nổi” bán kiếm lời

Ngoại trừ vụ việc ông Bảy được ông Tiến “tặng cho dùng nên hóa đơn đứng tên ông Tiến”, các vụ việc còn lại đều không có hóa đơn chứng từ.

Bà P.T.H (123/34 Mẹ Suốt – tel:01/123/34 Phạm Như Xương cũ), chủ lô hàng 21.000 khẩu trang không có hóa đơn chứng từ cho rằng, thấy mọi người mua khẩu trang nhiều, và thấy có nguồn hàng ngoài Bắc bán rẻ nên nhập mua bán lại cho bà con trong khu vực, một số bạn bè, chứ bà không hề có ý mua hàng kém chất lượng về trục lợi bất chấp. “Tôi thấy họ cần, Tôi thấy có chỗ bán nên mua về bán. Chứ không nghĩ đến việc mua khẩu trang trôi nổi trên thị trường thì có nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng”, bà H cho hay.

Bà Kim Đào, lô 90, đình 3, chợ Cồn – đại lý bán sỉ khẩu trang lớn tại chợ Cồn, cho biết lần dịch Covid – 19 này bà được nhiều nơi chào mời nguồn khẩu trang kháng khuẩn qua điện thoại, thậm chí mang hàng đến tận quầy hàng giới thiệu. “Hàng trôi nổi nhiều lắm em ơi, nhất là ngoài phía Bắc, ví dụ như khẩu trang chị nhập vào ở đây 70.000 đồng/hộp, nhưng trên mạng với một số người đến chào hàng chỉ 40.000 – 50.000 đồng/hộp 50 cái. Chị không dám nhập vào. Nhập hàng công ty cho chắc chắn. Chị bán khẩu trang xưa giờ, từ khi không có dịch, nên lấy cố định nguồn hàng đối tác thôi”, bà Đào chia sẻ và cho biết thêm bà không dám nhập nguồn trôi nổi vì không biết chất lượng thế nào. Theo bà Đào, thời điểm chưa có dịch Covid – 19 (cuối năm 2019 trở lại) ít nhà sản xuất khẩu trang kháng khuẩn 3 lớp, 4 lớp, chủ yếu là các công ty dược lớn, nhưng bây giờ có tình trạng sản xuất khẩu trang ồ ạt. “Giờ nhiều người làm lắm, làm nhiều cạnh tranh chất lượng khó đảm bảo, họ đi theo thị hiếu. Khẩu trang kháng khuẩn giờ chất lượng kém nhiều lắm”.

Bà Đào cũng chỉ ra thực trạng hiện tại nhiều người tiêu dùng mua khẩu trang kháng khuẩn nhưng không chú trọng vào chất lượng mà chỉ chú trọng vào giá cả. “Họ thấy cũng 2 hộp khẩu trang ghi kháng khuẩn, nhưng một cái 90.000 đồng/hộp, 1 cái 50.000 đồng/hộp, họ không suy nghĩ gì lấy ngay hộp 50.000 đồng và cho rằng cửa hàng còn lại bán đắt. Thậm chí họ mua trên mạng có chưa đến 40.000 đồng/hộp thôi”, bà Đào nói.

Một đại lý bỏ sỉ khẩu trang kháng khuẩn khác của Đà Nẵng cho biết: “Nếu hàng khẩu trang kháng khuẩn, có màng lọc khuẩn theo đúng tiêu chuẩn khẩu trang kháng khuẩn 3 lớp phải có giá trên dưới 100.000 đồng/hộp, chứ chắc chắn không bao giờ có giá 30.000 – 50.000 đồng/hộp đâu”.

Lực lượng QLTT Đà Nẵng sẽ tăng cường giám sát, phát hiện các vụ vi phạm về kinh doanh mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, găng tay y tế trong suốt thời gian Đà Nẵng "căng mình" chống dịch

Có một thực tế đáng báo động hiện nay đó là từ ngày Đà Nẵng có ca nhiễm Covid – 19 trở lại (24/7), trên mạng xã hội rầm rộ rao bán khẩu trang kháng khuẩn. Và có tình trạng người dân tự tìm nguồn qua mạng xã hội với giá rẻ (từ 30.000 – 50.000 đồng/hộp) để kêu gọi người thân, gia đình, bạn bè gom, mua chung mà không quan tâm đến chất lượng giá cả, không biết được hậu quá khó lượng nếu mua phải khẩu trang “dỏm” mà tưởng là kháng khuẩn.

Đặt lên “bàn cân” giữa sức khỏe của bản thân, gia đình, người thân quen với giá rẻ, khoản thu lợi lớn, những người bán hàng khẩu trang trôi nổi, tự động gom hàng bán kiếm lời chọn bên nào?

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Làm rõ nguyên nhân bé gái 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Thanh Hóa: Tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, gây tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ

Công ty CP Du lịch Hồ Nam Bạc Liêu bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại 4 ngân hàng

Hà Nội: Triệt phá đường dây ma túy cực lớn, thu nhiều súng đạn

Đồng Tháp: Tạm hoãn xuất cảnh 4 người nợ thuế trên địa bàn huyện Tân Hồng