Thứ bảy 23/11/2024 09:49

Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cùng 11 đồng phạm chuẩn bị hầu tòa

Bà Phạm Thị Hằng, cựu Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Hằng cùng 11 đồng phạm sẽ hầu tòa vào ngày 20/7 tới đây.

Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có lịch xét xử đối với bà Phạm Thị Hằng, cựu Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hóa cùng 11 đồng phạm về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 20/7, tại Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Chủ tọa phiên tòa là ông Hà Huy Hùng; Thẩm phán là ông Lê Quốc Thành; Hội thẩm nhân dân có các ông, bà: Lê Hữu Tới, Lê Như Hạnh, Nguyễn Thị Hương.

Bà Phạm Thị Hằng, cựu Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị hầu tòa về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo hồ sơ vụ án, trong giai đoạn 2019-2020, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa triển khai 2 gói thầu mua sắm đồ dùng dạy học lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa mới. Khi nắm bắt được thông tin về 2 gói thầu trên, Lê Thế Sơn, Giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa đã kết nối đến gặp Phạm Thị Hằng xin tham gia, tạo điều kiện để trúng thầu. Sau đó, Phạm Thị Hằng đã chỉ đạo Lê Văn Cương - Trưởng phòng Kế hoạch, tài chính; Nguyễn Văn Phụng - Chuyên viên phòng Kế hoạch, tài chính tạo điều kiện cho Công ty Sách Thanh Hóa của Sơn tham gia, trúng thầu.

Quá trình thực hiện gói thầu số 1: Mua đồ dùng dạy học lớp 1 và thực hiện chương trình sách giáo khoa mới từ năm 2020-2021 cho 169 trường vùng đặc biệt khó khăn và vận chuyển lắp đặt thiết bị; Cương, Phụng đã thống nhất với Sơn để liên danh Thanh Hà (Công ty Sách Thanh Hóa và Công ty Hoàng Đạo) trúng thầu gói thầu số 1.

Nhằm hợp thức hóa hồ sơ, đủ điều kiện trúng thầu, Cương, Phụng và Sơn thống nhất lập danh mục thiết bị, giá từng loại thiết bị dạy học lớp 1. Lê Thế Sơn đã liên hệ với Bùi Việt Long, Phó Trưởng phòng kinh doanh Công ty Hoàng Đạo lấy thông số kỹ thuật, cấu hình, giá máy chiếu rồi tự thống nhất giá để Phạm Thị Hằng ký tờ trình xin UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt chủ trương thực hiện gói thầu.

Sau khi được UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý chủ trương, Phạm Thị Hằng ký hợp đồng thuê Công ty thẩm định giá BTC VALUE, thẩm định giá thiết bị gói thầu số 1 do Hồ Thị Sáu đại diện. Sau đó, Sáu đã sử dụng danh mục, giá thiết bị đã được Phụng, Sơn thống nhất từ trước rồi sửa dự thảo chứng thư thẩm định giá theo yêu cầu của Sơn và Phụng.

Từ danh mục đã được những đối tượng trên thống nhất, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt danh mục, dự toán mua đồ dùng dạy học gói thầu số 1 với tổng dự toán kinh phí trên 33,6 tỉ đồng.

Sau đó, bà Hằng chỉ định Công ty Nam Anh lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu số 1 mà không thẩm định hồ sơ năng lực của công ty này theo đúng quy định. Bản thân Nguyễn Duy Linh là Giám đốc công ty không có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định, nhưng Linh đã giả mạo hồ sơ, đưa bằng cấp người khác vào cho đủ điều kiện.

Bà Phạm Thị Hằng, cựu Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa và 11 đồng phạm chuẩn bị hầu tòa về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Nguyễn Duy Linh đã soạn thảo biên bản thương thảo hợp đồng, hợp đồng tư vấn, quyết định chỉ định thầu gửi cho Bùi Trí Thức - Chuyên viên Phòng Kế hoạch, tài chính để Thức hợp thức hóa trình bị can Hằng ký phê duyệt để lập hồ sơ mời thầu. Toàn bộ công việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu số 1 đều do Linh thực hiện theo yêu cầu, thống nhất của Phụng, Cương và Sơn.

Tại gói thầu số 2: Mua đồ dùng dạy học lớp 1 thực hiện chương trình sách giáo khoa mới từ năm 2020-2021 và vận chuyển lắp đặt thiết bị cho 512 trường; các đối tượng trên cùng Trịnh Hữu Nghĩa - Phó Trưởng phòng Kế hoạch, tài chính (thay cho Lê Văn Cương đã nghỉ hưu), Vũ Thị Ninh, Đặng Xuân Minh, Nguyễn Quốc Việt đã thỏa thuận, thông đồng, lập khống hồ sơ, giấy tờ để hợp thức hóa, trình các cơ quan liên quan thông qua.

Tuy nhiên, do gói thầu số 2 có giá trị tương đối lớn (gần 87 tỉ đồng), Công ty Sách Thanh Hóa không đủ năng lực để tham gia, do vậy Sơn đã chủ động liên hệ với Công ty Hoàng Đạo, Công ty Khang An, Công ty Nam Hoa và Công ty Long Thành đề nghị cùng tham gia liên danh đấu thầu với tên gọi Liên danh Thanh Hà - Thanh Hóa.

Sau khi thông đồng, sắp xếp, Liên danh Thanh Hà (Công ty Sách Thanh Hóa, Công ty Hoàng Đạo) và Liên danh Thanh Hà - Thanh Hóa (tất cả đều do Sơn điều hành) đã tham gia đấu thầu và dễ dàng trúng 2 gói thầu trên có tổng giá trị 119, 6 tỉ đồng (gói số 1 trị giá 32,6 tỉ đồng; gói số 2 gần 87 tỉ đồng).

Kết thúc quá trình điều tra, lực lượng chức năng xác định, quá trình tổ chức triển khai thực hiện 2 gói thầu mua đồ dùng dạy học lớp 1, Phạm Thị Hằng, Lê Văn Cương, Trịnh Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Phụng, Bùi Trí Thức, Lê Thế Sơn, Vũ Thị Ninh, Đặng Xuân Minh, Nguyễn Quốc Việt, Hồ Thị Sáu, Nguyễn Duy Linh, Bùi Việt Long đã có hành vi thông thầu, không đảm bảo công bằng, minh bạch, tiết lộ tiếp nhận những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu vi phạm quy định về đấu thầu theo Điều 89, Luật Đấu thầu 2013, gây thiệt hại ngân sách nhà nước 20,8 tỉ đồng.

Kết luận giám định tài sản cho thấy, tại gói thầu số 1 giá trị thực tế là 24,9 tỉ đồng nhưng đã được Sở GD&ĐT Thanh Hóa nâng khống lên 32,6 tỉ đồng (chênh lệch 7,6 tỉ đồng). Tại gói thầu số 2, giá trị thẩm định thực tế là 73,7 tỉ đồng, trong khi gói thầu do Sở GD&ĐT Thanh Hóa thực hiện gần 87 tỉ đồng (nâng khống 13,2 tỉ đồng).

Tổng giá trị 2 gói thầu do Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa nâng khống, gây thất thoát ngân sách nhà nước là trên 20,8 tỉ đồng. Riêng Phạm Thị Hằng bị cáo buộc là chủ mưu, có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu, chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho Công ty sách Thanh Hóa tham gia và trúng thầu. Thành lập Hội đồng mua sắm không thực hiện nhiệm vụ gì liên quan đến 2 gói thầu. Phạm Thị Hằng ký các văn bản đề xuất của cấp dưới, biết rõ nội dung kết quả lựa chọn nhà thầu không công bằng, khách quan.

Cũng theo cáo trạng, kết thúc mỗi gói thầu, Sơn đã đến phòng làm việc "lại quả" cho Nguyễn Văn Phụng tổng cộng 6 tỷ đồng (mỗi lần 3 tỷ đồng). Phụng khai sau đó đã đưa cho Hằng 3 tỷ đồng, Trịnh Hữu Nghĩa 1,65 tỷ đồng, Lê Văn Cương 250 triệu đồng... Số còn lại 300 triệu đồng, Phụng khai giữ lại cho Phòng Kế hoạch, tài chính chi vào công việc chung.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Làm rõ nguyên nhân bé gái 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Thanh Hóa: Tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, gây tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ

Công ty CP Du lịch Hồ Nam Bạc Liêu bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại 4 ngân hàng

Hà Nội: Triệt phá đường dây ma túy cực lớn, thu nhiều súng đạn

Đồng Tháp: Tạm hoãn xuất cảnh 4 người nợ thuế trên địa bàn huyện Tân Hồng