Thứ sáu 27/12/2024 00:34

Cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết: "Tôi chấp nhận phán quyết của tòa"

Hôm nay (23/7), phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án bước sang ngày làm việc thứ 2.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan bước sang ngày làm việc thứ 2, tiếp tục được diễn ra ở phần xét hỏi.

Toàn cảnh phiên tòa

Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nhận tội

Trở lại phòng xét xử sau thời gian bị cách ly, bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết bản thân ông tôn trọng cáo trạng, chấp nhận sự phán quyết của Hội đồng xét xử (HĐXX).

Khai rõ về hành vi phạm tội, ông Quyết thừa nhận việc chỉ đạo Doãn Văn Phương (Tổng giám đốc FLC, đang bỏ trốn) mua lại Công ty Green Belt (công ty tiền thân của Công ty Faros), đồng thời chỉ đạo việc nâng vốn sở hữu của công ty này.

Theo lời khai của bị cáo Quyết, ông chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Chủ trương mua lại công ty này là để khai thác lĩnh vực xây dựng, chủ động trong hoạt động đầu tư, xây dựng của cả hệ thống Tập đoàn FLC.

Cũng trong phần xét hỏi, bị cáo Quyết thừa nhận bản thân không nhớ được số tiền đã sử dụng, số tiền hưởng lợi mà “tôn trọng cáo trạng”.

Cơ quan tố tụng còn cáo buộc bị cáo Trịnh Văn Quyết đã có hành vi nâng khống vốn điều lệ của Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, rồi chỉ đạo bán, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, từ năm 2017 - 2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế (em gái ruột) cùng nhiều thuộc cấp mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Các hành vi thao túng trên bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu nêu trên, thu lợi bất chính hơn 723 tỉ đồng.

Tại tòa, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế cho rằng bản thân chỉ làm theo sự chỉ đạo của anh trai. Theo lời khai của Huế, ông Quyết là người đưa danh sách có đánh dấu sẵn các cá nhân sở hữu cổ phần, Huế chỉ đánh máy lại, kèm tiêu đề “Danh sách cổ đông của Công ty Faros” rồi đưa lại cho Quyết. Ngoài ra, Huế khẳng định: “Bản thân không biết gì thêm”.

Liên quan đến hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo Huế cho biết Quyết là người bảo bị cáo đi mượn giấy tờ của người thân, người quen rồi mang về báo cáo Quyết, và tiếp tục làm làm theo sự chỉ đạo của ông Quyết.

Ngoài ra, em gái của cựu Chủ tịch FLC cũng cho biết ông Quyết là người chọn sẵn tài khoản để giao dịch trong ngày, bà Huế chỉ thao tác trên máy tính; khi nào anh trai nhắn tin “mua/bán” thì bà bắt đầu thao tác đặt lệnh và “làm ngay khi anh Quyết nhắn tin”.

Cuối phần khai báo, bị cáo Huế khẳng định bản thân không hưởng lợi từ những hành vi nêu trên, đồng thời mong HĐXX xem xét các số liệu trong hồ sơ mà bị cáo đã xác nhận.

Trong vụ án này, cả ông Quyết và bà Huế đều bị truy tố về 2 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) tại phiên tòa

Cựu Chủ tịch HĐQT HOSE: “Có vấn đề về kiểm toán”

Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh - HOSE) thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã xác định.

Cáo trạng xác định ông Sinh đã chỉ đạo các bị cáo cấp dưới chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE trái pháp luật. Qua đó để bị cáo Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu, gây thiệt hại hơn 3.621 tỉ đồng của 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Hành vi của bị cáo Sinh đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tại tòa, bị cáo Sinh khai rằng có nghe cấp dưới báo cáo việc Công ty Faros “có vấn đề về kiểm toán”. Tuy nhiên, trong vai trò HĐQT của HOSE, ông không có quyền quyết định việc niêm yết hay không.

Ông Sinh trình bày, xét duyệt hồ sơ niêm yết là nhiệm vụ chuyên môn sâu thuộc Ban điều hành và Hội đồng thẩm định niêm yết. Khi 2 đơn vị này đã xem xét và đề nghị cho Công ty Faros niêm yết, hồ sơ mới chuyển lên HĐQT trong một cuộc họp giao ban tháng.

Trả lời HĐXX, bị cáo Lê Hải Trà (cựu Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM) thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tại tòa, bị cáo Lê Hải Trà khai quen biết với Trịnh Văn Quyết từ thời còn ở Ủy ban Chứng khoán nhà nước, thường chơi tennis với nhau. Ông Trà khẳng định không chỉ đạo nhân viên thẩm định hồ sơ Faros phải làm nhanh, tạo điều kiện cho công ty.

Theo cáo buộc, ông Lê Hải Trà biết rõ không đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của Công ty Faros là 4.300 tỉ đồng theo báo cáo tài chính kiểm toán và Công văn số 4298 của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước nhưng Trà đã gây sức ép cho cấp dưới đề xuất chấp thuận hồ sơ niêm yết của Công ty Faros trong khi chưa đủ cơ sở xác định vốn góp, sử dụng vốn và khả năng thu hồi các khoản ủy thác đầu tư của Công ty Faros.

Ngoài ra, là thành viên Hội đông niêm yết, Lê Hải Trà đã ký Phiếu đồng ý niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros; là Phó tổng giám đốc sàn HOSE, Lê Hải Trà đã họp HĐQT, đồng ý niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros trái pháp luật.

Hành vi của Lê Hải Trà bị xác định đã giúp sức, tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán, từ đó Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Phong Vân - Hải Nam
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn FLC

Tin cùng chuyên mục

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?

Thanh Hoá: Xử phạt Công ty Cổ phần Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa

Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế

Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ