Thứ tư 18/12/2024 16:40

Cùng Xín Mần vươn lên

Gần 2 thập kỷ đặt chân, bám trụ với mảnh đất Xín Mần (Hà Giang), những người lính Đoàn Kinh tế - quốc phòng 314 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang) đã gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Xín Mần.

Chợ phiên Xín Mần

 - Từ trồng cây gây rừng, giúp người dân xây dựng kinh tế, trẻ nhỏ được đến trường... đều có mồ hôi, công sức của những người lính kinh tế quốc phòng tham gia.

Đoàn Kinh tế - quốc phòng 314 thành lập và được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn 8 xã vùng cao của huyện Xín Mần. Đây là những địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nhưng do tác động của điều kiện khách quan chi phối nên mảnh đất nơi đây gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Hệ thống giao thông chia cắt do địa hình hiểm trở; cơ sở hạ tầng thấp kém; kinh tế chậm phát triển; trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn (tỷ lệ đói nghèo chiếm trên 50%), tình trạng di, dịch cư tự do, đốt rừng làm nương rẫy diễn ra phổ biến...

Bắt tay vào thực hiện “chiến dịch 4 cùng” với đồng bào, đôi chân của những người lính đã đặt ở hầu hết các nếp nhà của bà con các thôn, bản để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đoàn đã tuyên truyền cho bà con hiểu được sự cần thiết phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi, xây dựng bản làng văn hóa, phòng chống dịch bệnh; quyền và nghĩa vụ công dân tham gia công tác quân sự - quốc phòng địa phương.

Từ sự giúp đỡ của bộ đội, năng suất cây trồng được nâng lên theo từng niên vụ, gia súc gia cầm được nuôi nhốt thay vì thả rông như trước đây, bà con ở một số bản lần đầu tiên biết canh tác trên ruộng lúa nước... Việc làm trên còn giúp hàng ngàn hộ dân tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng. Giúp nhân dân định cư, ổn định cuộc sống trong chương trình sắp xếp, ổn định dân cư khu vực biên giới. Thời gian qua, Đoàn đã khám chữa bệnh, điều trị cho trên 6.500 lượt người dân, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí với số tiền hàng trăm triệu đồng, bồi dưỡng cho trên 720 lượt trưởng các thôn, bản, bí thư chi bộ...

Những việc mà cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế quốc phòng 314 đã và đang làm góp phần quan trọng giúp nhân dân địa phương đẩy nhanh tiến trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống bình yên, no ấm trên cao nguyên cực Tây Bắc Tổ quốc.

Q.Nguyễn

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa