Thứ hai 25/11/2024 21:10

Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng hoá khu vực biên giới

Lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới.

Tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hai tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ và tuyến biển, cảng biển. Tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ gồm, Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn; Cửa khẩu Tén Tằn, huyện Mường Lát; Cửa khẩu Khẹo, huyện Thường Xuân, giáp với tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào.

Hiện nay, các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu giữa hai tỉnh Thanh Hóa, Hủa Phăn đã được tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi về thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước khu vực biên giới đã xây dựng, cải tạo một số tuyến đường, thúc đẩy giao thương hàng hóa thuận tiện hơn. Các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh Thanh Hóa qua biên giới chủ yếu là: Vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt thép, xăng dầu; hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nông lâm sản như: gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản…, quặng (tạm nhập tái xuất và quá cảnh); thiết bị máy móc tạm xuất, tái nhập phục vụ thi công công trình thủy điện…

Lực lượng QLTT số 11 thuộc Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công an, Bộ đội Biên phòng, kiểm tra hàng hóa tại Cửa khẩu Na Mèo, huyện Quan Sơn và cửa khẩu Tén Tằn, huyện Mường Lát. Ảnh: QLTT Thanh Hóa.

Đối với tuyến biển, cảng biển, tỉnh Thanh Hóa có cảng biển, cảng sông (cảng Lễ Môn, cảng Nghi Sơn): hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là: chế phẩm từ dầu mỏ (hạt nhựa; xăng), đá xây dựng, gỗ răm, quặng sắt, lưu huỳnh, đá vôi, xi măng,...; đối với hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu dùng cho hàng gia công, sản xuất xuất khẩu (dệt may, da giày, ...), dầu mỏ thô, các mặt hàng tạm nhập - tái xuất, thiết bị máy móc tạo tài sản cố định.

Thời gian qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 (quản lý địa bàn 03 huyện Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa) và Đội QLTT số 14 (quản lý địa bàn huyện Thường Xuân) đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng như: Biên phòng, Hải quan, Công an đã tăng cường công tác kiểm tra việc mua, bán, trao đổi lưu thông hàng hàng hóa qua lại biên giới và chợ Tén Tằn, chợ cửa khẩu Na Mèo, chợ Bát Mọt… tương đối ổn định, giá cả hàng hóa được niêm yết công khai, không để xảy ra tình trạng găm hàng, đầu cơ, góp phần ổn định đời sống Nhân dân nơi đây.

Theo thống kê của Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 15/12/2023 đến ngày 14/8/2024, lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với cơ quan chức năng đã kiểm tra 1.045 vụ, xử lý 833 vụ vi phạm trong vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua khu vực biên giới, với tổng số tiền thu phạt là 5.829,77 triệu đồng.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng

Thời gian qua, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với các lực lượng như: Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Công an thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu (Na Mèo, Tén Tằn, Bát Mọt) và cảng (Lễ Môn, Nghi Sơn), tăng cường công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới. Ảnh: QLTT Thanh Hóa.

Bên cạnh công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa còn phối hợp thực hiện công tác truyền thông theo phương châm tăng cường về tần suất, đa dạng về hình thức đảm bảo nội dung và chất lượng tuyên truyền; phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tin đại chúng. Cập nhật và đưa tin hàng ngày trên chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa về các vụ việc vi phạm của các tổ chức, cá nhân do các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý; đồng thời, đưa tin về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong "Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả - bảo vệ người tiêu dùng” phát sóng trong chương trình Thời sự, các chuyên mục Nhà nước và Pháp luật, Hộp thư truyền hình,... và trên các nền tảng số của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá; cùng hàng chục tin, bài phản ánh kịp thời các hoạt động của lực lượng chức năng trong việc bắt giữ, xử lý vi phạm trên các chuyên mục, trang tin của cơ quan báo chí.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Thế Anh, Cục phó Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong thời gian tới, để kiểm soát tốt hơn tình trạng hàng hóa nhập lậu qua khu vực biên giới, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tăng cường công tác truyên truyền, truyền thông của toàn lực lượng đối với các cơ sở kinh doanh trong khu vực biên giới. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức về các quy định trong hoạt động kinh doanh để cơ sở kinh doanh nắm và hiểu rõ, thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật.

Thời gian tới, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát tốt hơn tình trạng hàng hóa nhập lậu qua khu vực biên giới. Ảnh: QLTT Thanh Hóa.

Hai là, chỉ đạo các Đội QLTT địa bàn làm tốt công tác quản lý địa bàn, nắm bắt cụ thể các cơ sở kinh doanh trên địa bàn được phân công quản lý; nắm chắc diễn biến tình hình thị trường để có phương án xử lý kịp thời theo quy định.

Ba là, phát huy và làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan, chính quyền địa phương, đặc biệt là bồ đội Biên phòng, Hải quan, Công an trong công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính để ngăn chặn tình trạng hàng hóa nhập lậu qua khu vực biên giới.

Bốn là, thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh. Bộ phận thường trực giúp việc cho ban chỉ đạo 389 tỉnh tăng cường công tác phối hợp theo dõi đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn theo lĩnh vực được phân công quản lý.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024