Thứ ba 26/11/2024 21:25

Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông: Đi lên từ đẩy mạnh chuyển đổi số

Với một doanh nghiệp đang thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược chuyển đổi số như Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, đại dịch Covid-19 không chỉ tạo động lực làm mới mô hình kinh doanh truyền thống mà còn tạo cú hích thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 đi vào thực chất.

Năm 2021 với một doanh nghiệp như Rạng Đông, mục tiêu ổn định mục tiêu kinh doanh, triển khai các bước của chiến lược chuyển đổi số gặp nhiều thách thức chưa từng có.

Ông Nguyễn Đoàn Thăng- Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty cho biết cụ thể hơn. Trong 5 tháng (từ ngày 27/4 đến 30/9/2021), giữa bối cảnh đại dịch Covid-19, cơ sở I của Công ty tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) và cơ sở II tại Quế Võ (Bắc Ninh), 7 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam của Rạng Đông đều có tên trong những "vùng đỏ" thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Dù Công ty đã chủ động “3 tại chỗ” trên 1.100 CBCNV từ 1,5 - 2 tháng trước khi dịch bùng phát mạnh bao quanh, song ảnh hưởng vẫn rất lớn, doanh thu 5/12 tháng bị suy giảm.

Nhưng người Rạng Đông với truyền thống “Rạng Đông có Bác Hồ” không để doanh nghiệp mình bị khuất phục trước mọi hoàn cảnh. Trong những tháng cuối cùng của năm 2021, từ khi có Nghị quyết 128 của Chính phủ, toàn Công ty đã bứt phá mạnh mẽ, đạt doanh thu quý IV/2021 tăng 21,3% so cùng kỳ và tăng 3,6 lần so với quý III/2021.

Những con số sau đây có thể là minh chứng cao nhất cho nỗ lực của doanh nghiệp, của người Rạng Đông. Doanh thu năm 2021 đạt 5.709 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận 501 tỷ đồng, tăng 18,4%; nộp ngân sách 461 tỷ đồng, tăng 23,2%; vốn chủ sở hữu tăng 26,8% so với năm 2020. Thu nhập bình quân đạt 14,5 triệu đồng/người/tháng và cổ tức 50% trả bằng tiền mặt, đều giữ được ổn định như năm 2020.

Tổng giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng chia sẻ những định hướng thực hiện chiến lược chuyển đổi số của Công ty

Những kết quả đó càng có ý nghĩa trong bối cảnh như ông Nguyễn Đoàn Thăng cho biết, “giá cả vật tư đầu vào tăng hàng chục phần trăm, vật liệu bán dẫn tăng trên 2 lần, chi phí phòng chống dịch và thực hiện 3 tại chỗ, tăng bồi dưỡng ăn uống và thuốc thang nâng cao sức khỏe cán bộ công nhân viên tốn hàng chục tỷ đồng…, song giá vốn hàng hóa thị trường nội địa không tăng, lợi nhuận và nộp ngân sách tăng cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu (18,4%, 23,2% so với tỷ lệ tăng doanh thu 16%)”.

Điều đáng mừng là tài sản quý nhất của Công ty là toàn bộ trên 2.200 cán bộ công nhân viên không để lây nhiễm dịch Covid -19 trong Công ty. Chuỗi cung ứng, dòng tiền, chuỗi hoạt động không bị gián đoạn. Không có đơn hàng xuất khẩu hay khách hàng nội địa nào thiếu hàng hóa, kể cả trong 5 tháng giãn cách xã hội căng thẳng nhất. Ngay sau ngày 1/10/2021, năng lực sản xuất phục hồi trên 100% một cách chủ động, không bị động về lao động.

Một kết quả rất quan trọng là đại dịch Covid-19 đã tạo cú hích thúc đẩy Chiến lược Chuyển đổi số Công ty giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 đi vào thực chất, biến thách thức thành cơ hội đưa Rạng Đông phát triển, thích ứng nhanh với mọi biến đổi và hiện thực hoá mục tiêu doanh nghiệp tỷ “đô”.

Chiến lược chuyển đổi số Công ty giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030, với sứ mệnh cao cả, tầm nhìn 6 - 10 năm tới với Chiến lược, bước đi cụ thể được Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ XXV (2020 - 2025) coi là động lực và nội dung chủ yếu đưa Công ty phát triển nhanh và bền vững trong Pha II - Đổi mới 2 của Công ty và được tổ chức triển khai trong toàn Công ty từng tháng, từng quý, từng năm.

Theo Tổng giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng, chuyển đổi số đã đi vào cốt lõi, thay đổi chiến lược sản phẩm, mô hình tăng trưởng và góp phần tái cấu trúc thành công chiến lược sản phẩm của Rạng Đông; đưa công nghệ kỹ thuật số làm mới mô hình kinh doanh truyền thống, phát triển mô hình kinh doanh mới trên các nền tảng số, thực hiện mô hình kinh doanh lai…

Hệ sinh thái sản phẩm 4.0 Rạng Đông đã vinh dự nhận các giải thưởng: Hai giải "Thành phố thông minh Việt Nam" (năm 2020 xếp hạng 5 sao lĩnh vực “Giải pháp Chiếu sáng G-S-HCL trong tòa nhà/căn hộ thông minh”, năm 2021 xếp hạng 5 sao lĩnh vực “Giải pháp Chiếu sáng thông minh cho đường phố trong Thành phố thông minh”); giải pháp “Chiếu sáng thông minh và nông nghiệp chính xác trong nông nghiệp công nghệ cao” được nhận "Giải thưởng Sao Khuê" năm 2021”; hệ sinh thái sản phẩm LED 4.0 đạt danh hiệu TOP 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2021…

Đó không đơn thuần là những giải thưởng mà còn nói lên sức sống cùng sự đổi mới mạnh mẽ của một doanh nghiệp từng gắn bó chặt chẽ với mô hình kinh doanh truyền thống như Rạng Đông, đã từng đứng bên bờ phá sản cuối những năm 80 của thế kỷ XX để giờ đây là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng chuyển đổi số cũng như hiện thực hoá mục chủ trương “Make in Việt Nam”với các sản phẩm được sáng tạo Việt Nam, thiết kế của Việt Nam.

Chia sẻ thêm về những đặc trưng của việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số của Rạng Đông, ông Nguyễn Đoàn Thăng cho rằng, đó là việc chuyển đổi số đã đi vào cốt lõi, thay đổi chiến lược sản phẩm và mô hình tăng trưởng. “Sự thay đổi cơ cấu sản phẩm có hàm lượng tri thức cao đã góp phần tăng doanh thu 16%, lợi nhuận 18,4% so với 2020, tạo nguồn tài chính đầu tư chuyển đổi số rất tốn kém”- ông Thăng cho biết.

Cùng đó Rạng Đông đã đưa công nghệ kỹ thuật số làm mới mô hình kinh doanh truyền thống, phát triển mô hình kinh doanh mới trên các nền tảng số, thực hiện mô hình kinh doanh lai – Hybrid.

Khi chuyển đổi số đi vào cốt lõi điều đó cũng có nghĩa là tái cấu trúc chiến lược sản phẩm và tái cấu trúc mô hình kinh doanh nên phải thực hiện đồng bộ và toàn diện: trước, trong và sau sản xuất; cả công nghệ, quy trình, tổ chức và con người.

Công nghệ kỹ thuật số đã làm mới mô hình kinh doanh của Rạng Đông

Rạng Đông đặc biệt coi trọng công tác xây dựng thể chế cho chuyển đổi số cũng như nâng cao năng lực Nghiên cứu & Phát triển, Đổi mới/ Sáng tạo và năng lực thiết kế. Bên cạnh Lighting R&D Center được thành lập từ năm 2011, Công ty đã thành lập Digital R&D Center (Tháng 12/2020) và Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Kinh doanh trên các nền tảng số (Tháng 2/2020).

Ngoài ba Trung tâm R&D còn hình thành các thể chế để nâng cao năng lực Đổi mới/ Sáng tạo. Đó là: Trung tâm Sáng tạo ý tưởng mới với 8 nhóm hạt nhân; tổ chức một năm hai lần Ngày Hội Sáng tạo Rạng Đông Techday; phong trào “Thi đua lao động sáng tạo - Làm thỏa lòng Bác mong ”; Quỹ đầu tư mạo hiểm Rạng Đông với vai trò bà đỡ cho các ý tưởng sáng tạo.

Có thể nói bước chuyển biến quan trọng của Rạng Đông trong thời gian qua là đã thực hiện kinh doanh trên nền tảng số và thương mại điện tử, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, giá cạnh tranh, chinh phục niềm tin của khách hàng và xóa bỏ hoàn toàn khái niệm cạnh tranh bằng giá rẻ.

Để chuẩn bị cho những bước tiến xa hơn, Rạng Đông đã xin phê duyệt đầu tư nhà máy công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) với vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng. Đây là nhà máy nghiên cứu, sản xuất, thương mại hóa hai dòng sản phẩm gồm LED hệ sinh thái số và sản phẩm điện tử công nghệ cao.

Năm 2021 kỷ niệm 60 năm thành lập Rạng Đông, năm thứ hai thực hiện Chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030, cũng là năm bản lề quyết định chiến lược bứt phá, tăng trưởng theo cấp số nhân trong giai đoạn mới. Không chỉ giữ vững mục tiêu ấy bằng việc thực hiện thành công mục tiêu kép vừa giữ an toàn cho đội ngũ lao động, vừa bảo đảm mục tiêu sản xuất kinh doanh, người Rạng Đông đang nỗ lực chung tay đưa Rạng Đông trở thành thương hiệu Việt sánh vai các thương hiệu lớn trong khu vực và thế giới.

Quang Lộc - Nguyễn Phương
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức đào tạo về quản trị kinh doanh, chuyển dịch năng lượng xanh

'Gian hàng Quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion' trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba

Chân dung doanh nhân 8X ngồi 'ghế nóng' Tập đoàn BIM Group

Nhà máy thủy điện Khe Bố tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Quảng Trị: tiết kiệm hơn 18 triệu kWh trong 10 tháng đầu năm 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện

FA’NU khẳng định mình trên thị trường dinh dưỡng: Top 5 thương hiệu uy tín quốc gia 2024

Delta Group dấu ấn một tổng thầu xây dựng hàng đầu, nơi con người là giá trị cốt lõi.

Thông tin khách hàng được ngành điện TP. Hồ Chí Minh bảo mật như thế nào?

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình 'Tháng Tri ân khách hàng năm 2024'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

BCG Eco hợp tác với đối tác Singapore thúc đẩy dự án tín chỉ Carbon tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững