Thứ hai 23/12/2024 12:07

Công tác di dời các đường dây diện gặp nhiều khó khăn

Theo báo cáo của Tổng công ty điện lực Miền Nam, đến nay mới chỉ di dời được 235/562 vị trí điện lưới phục vụ cho các công trình đường bộ trọng điểm phía Nam.

Trước đó, ngày 29/5, Tổng công ty điện lực miền Nam có báo cáo gửi Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về công tác di dời lưới điện phục vụ thi công các công trình đường bộ trọng điểm phía Nam, trọng điểm của ngành giao thông vận tải.

Theo đó, hiện có 8 tuyến đường bộ cao tốc, công trình giao thông vận tải trọng điểm đang triển khai ở phía Nam ảnh hưởng tới hệ thống lưới điện gồm: Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, An Hữu - Cao Lãnh, Biên Hòa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh (Chơn Thành - Đức Hòa), Cầu Rạch Miễu 2, TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Dầu Giây - Tân Phú.

Công tác di dời đường dây điện phục vụ các công trình giao thông trọng điểm phía Nam gặp nhiều khó khăn - (Ảnh minh hoạ).

Thống kê từ Tổng công ty điện lực miền Nam cho thấy có 562 vị trí điện lưới cần di dời phục vụ 8 công trình công trình nêu (110kV - THA). Tính tới ngày 29/5, ngành điện lực mới thực hiện di dời được 235 vị trí (41,8%). Trong đó, lưới 110kV đã thực hiện di dời 1/23 vị trí (4,3%), lưới THA đã thực hiện di dời 234/539 vị trí (43,4%). Nguyên nhân là do gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện di dời chủ yếu tại TP. Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng bởi dự án Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Cụ thể, tại TP. Cần Thơ, các vị trí cần di dời nằm ở vị trí giao chéo như đường dây 110 Kv 3 mạch (trạm Cần Thơ 2 - Cần Thơ ; Trạm Cần Thơ 2 - Hưng Phú ; Phú Xuân - Hưng Phú) giao chéo với tuyến nối NSH-ỌLI tại km8+927 tại khoảng trụ 14-15.

Trong khi đó, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất quận Cái Răng có ý kiến giữ nguyên hiện trạng đường dây cao thế 110 kV tại vị trí giao cắt với tuyến nối NSH- QL1 tại km84-927.

Công ty Điện lực TP. Cần Thơ kiến nghị các bên phối hợp khảo sát thực tế tại hiện trường dể đưa ra phương án xử lý đúng theo quy định pháp luật và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện. Tuy nhiên, hiện nay việc khảo sát lại hiện trạng điểm giao chéo vẫn chưa được thực hiện.

Tại Sóc Trăng, qua nhiều lần làm việc ngành điện lực và tỉnh vẫn chưa thống nhất được chi phí di dời.

Gần đây nhất, ngày 21/03/2024 UBND tỉnh Sóc Trăng có thông báo số 31/TB-UBND ngày về việc Ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo các nội dung có liên quan đến di dời công trình điện để thực hiện Dự án thành phần 4 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 và Dự án đầu tư xây dựng cẩu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc dịa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Về phía ngành điện lực, ngày 24/4, sau khi khảo sát, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã gửi danh mục các vị trí cần di dời cho Ban Quản lý dự án 2 tỉnh Sóc Trăng theo Công văn số 2306/PCST-ĐT ngày 24/4 về việc “cung cấp thông tin các công trình điện bị ảnh hưởng cần di dời dể phục vụ công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ Cao tốc”, tổng cộng có 28 vị trí THA cần di dời.

Ngoài ra, Công ty Điện lực Sóc Trăng cũng gửi Công văn số 2767/PCST-ĐT ngày 14/5 cho Ban Quản lý dự án 2 tỉnh Sóc Trăng về việc “cung cấp hồ sơ thiết kế công trình di dời lưới diện 110 kV nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc” (riêng chi phí di dời lưới diện 110 kV, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thống nhất tính trong chi phí của công trình đường cao tốc).

Ngày 28/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 54/CĐ-TTg về việc tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đúng kế hoạch.

Trong đó, giao cho Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai các thủ tục để sớm hoàn thành hồ sơ di dời đường điện cao thế; EVN đôn đốc các đơn vị thành viên ưu tiên tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế; rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện để thực hiện di dời, nhất là tại các địa phương: Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng. Hoàn thành trước ngày 30/6/2024.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: TP Cần Thơ

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ