Thứ hai 18/11/2024 12:26

Công nghiệp Quảng Nam bứt phá

Tăng trưởng riêng trong tháng 8 đã tới 33,96% so với cùng kỳ năm 2017, ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục khẳng định vai trò là đầu tàu của nền kinh tế địa phương.
Chế biến chế tạo là đầu tàu của công nghiệp Quảng Nam. Ảnh minh họa

Theo Sở Công Thương Quảng Nam, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 8 ước tính tăng 33,96% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số này tăng 8,49% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, một số ngành công nghiệp tăng mạnh như: sản xuất đồ uống (142,35%), kim loại đúc sẵn (84,46%); sản xuất hàng may sẵn (62,33%)…

Tuy nhiên, một số ngành sản xuất của Quảng Nam lại có xu hướng giảm, tiêu biểu: nhóm ngành khai khoáng giảm 25,95%; hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 46,25%...

Đáng lưu ý, dù là một trong những thế mạnh của công nghiệp Quảng Nam, song thời gian qua, sản xuất xe có động cơ đã giảm 7,22%. Lý giải về điều này, Sở Công Thương cho biết, nguyên nhân là do các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô sản xuất của từng dòng xe nhằm đáp ứng thị trường trong nước, khu vực và thế giới trong quá trình hội nhập.

Cũng trong 8 tháng đầu năm, các hoạt động khác của ngành Công Thương Quảng Nam tiếp tục gặt hái nhiều kết quả. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của địa phương này ước đạt hơn 29.739 tỷ đồng, tăng 10,07% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với công tác quản lý thị trường, qua công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường Quảng Nam đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trên thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 8 tháng qua, tỉnh đã thực hiện 3.081 vụ kiểm tra, phát hiện 1.425 vụ vi phạm, nộp ngân sách 5,99 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Thanh Quang - Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Nam, thời gian tới, Sở sẽ thực hiện Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi liên kết ngành trong lĩnh vực chế biến sản xuất.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các nội dung của Dự án “Xây dựng mô hình thí điểm (doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân) tiêu thụ sắn và cung ứng vật tư nông nghiệp đối với vùng sản xuất không tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” và Dự án “Xây dựng mô hình thí điểm (doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân) tiêu thụ lúa giống và cung ứng vật tư nông nghiệp đối với vùng sản xuất tập trung tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

Nguyễn Phượng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Điều động Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024