Đi học nơi đỉnh trời

Ở cái nơi được gọi là “đỉnh trời”, cũng là nơi khó khăn nhất của miền sơn cước Quảng Nam, cả thầy và trò đang cùng nhau vượt khó.
PC Quảng Nam nỗ lực khôi phục cấp điện do ảnh hưởng bão số 6 Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024 Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

“Sinh viên” tuổi lên 5

Ông Lưu Huyền Thoại – Chủ tịch UBND xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) nói rằng, thành quả trong 20 năm xây dựng đã bị xóa sạch khi cơn bão vào cuối năm 2020 đổ xuống. Mọi con đường bê tông, thảm nhựa chỉ còn lại đống đất đá ngổn ngang. Trời nắng thì còn đi lại được, nhưng chỉ cần mưa xuống, mọi con đường trở nên nhão nhoẹt. Phía trên, những ngọn núi có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Con đường đến trường của các em học sinh vì thế, trở nên dài hơn…

Trường Tiểu học và THCS Phước Lộc nằm chênh vênh trên ngọn đồi. Nơi đây thường xuyên xảy ra lở núi, chia cắt tuyến đường giao thông
Trường Tiểu học và THCS Phước Lộc nằm chênh vênh trên ngọn đồi. Nơi đây thường xuyên xảy ra lở núi, chia cắt tuyến đường giao thông

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Lộc nằm chênh vênh trên đỉnh đồi, ngay cạnh trụ sở của UBND xã. Trường là nơi học tập của 185 học sinh các cấp từ lớp 1 đến lớp 9 của 6 thôn trong xã. Khó khăn, của một xã vùng cao vốn đã nhiều, nay đối với Phước Lộc lại càng thêm chồng chất. “Trước đây, khi đường chưa bị phá nát như bây giờ, các em vẫn học theo hình thức bán trú: Sáng đi chiều về. Nhưng từ khi núi ầm ào đổ xuống, mọi con đường bị cuốn phăng. Trong 4 năm cố gắng khắc phục, sửa chữa của chính quyền địa phương cũng chỉ hình thành được con đường đi tạm với đầy bùn đất, sỏi đá. Quãng đường từ nhà đến trường của các em vốn đã xa, lại thêm xa”, thầy giáo Trần Đình Ngộ - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Phước Lộc phân trần.

Hàng ngày, nhìn học trò mình lấm lem bùn đất tới lớp, cuối ngày lại tất tưởi vượt quãng đường lầy lội về nhà, những thầy cô giáo nơi đây đã vận động phụ huynh để các em học sinh chuyển từ hình thức bán trú sang nội trú, nghĩa là ở lại trường từ đầu tuần đến cuối tuần mới về nhà. “Như thế, các em sẽ an toàn, được chăm sóc tốt hơn thay vì hàng ngày lội bộ hơn 10 km, vừa không an toàn vừa vất vả”, thầy Ngộ nói.

Những “sinh viên” 5 tuổi phải tự lập hoàn toàn trong mọi sinh hoạt, ăn uống
Những “sinh viên” 5 tuổi phải tự lập hoàn toàn trong mọi sinh hoạt, ăn uống

Cũng chính vì thế, những đứa trẻ mới chớm bước qua 5 tuổi đã phải một mình xa nhà, tự lập. Chừng đó tuổi, trong khi những đứa trẻ khác vẫn còn người chăm bẵm, đút từng thìa cơm, chải từng lọn tóc thì với những đứa trẻ miền sơn cước này đều tự mình làm những việc đó. Từ giặt giũ áo quần, tự đánh răng trước khi ngủ… đều phải tự mình làm, có chăng, là có sự đồng hành cổ vũ của những thầy cô nơi đây.

Ở phía bên kia núi, những “sinh viên” 5 tuổi của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Nam (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đỡ tủi thân hơn một chút, là có được sự đồng hành của phụ huynh của các em. “Nói là phụ huynh nhưng thực ra đa số là bà của các em. Vì những người này đã lớn tuổi rồi, có ở nhà cũng không lao động được nên chúng tôi đã vận động gia đình để họ luân phiên đến trường, phụ giúp nấu ăn cho các em học sinh, tiện thể chăm sóc con em mình”, thầy giáo Võ Đăng Chín, Hiệu trưởng trường cho hay.

Theo đó, mỗi tháng có 10 phụ huynh của những em học sinh đang học ở trường sẽ ở lại từ thứ 2 đến thứ 6 để cùng phụ giúp những việc lặt vặt, nấu nướng cho các em học sinh. Cứ thế, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo cùng với nhà trường.

Những phụ huynh của các em học sinh cùng ở với nhà trường để phụ giúp chuyện nấu ăn, chăm sóc con em của mình ở trường Tiểu học và THCS Trà Nam.
Những phụ huynh cùng ở với nhà trường để phụ giúp nấu ăn, chăm sóc con em mình ở Trường Tiểu học và THCS Trà Nam

Chúng tôi đến trường khi những đứa trẻ kéo nhau xuống nhà ăn ăn bữa cơm trưa. Có lẽ, vì sống xa nhà, những đứa trẻ đã tự tập tính tự lập cho mình. Thức ăn dọn lên, tô cơm trắng được chia đều “đầu người”. Thức ăn vơi dần, nhưng tuyệt không có chuyện tranh giành, mà ở đó là sự nhường nhịn. Sự ưu tiên, được dành cho những em nhỏ. Vì là từ lớp 1 đến lớp 9, nên có nhiều em là anh em trong cùng một nhà. Sự sẻ chia, có lẽ cũng từ trong khốn khó.

Bữa cơm 8.000 đồng

Cô giáo Đinh Thị Tươi – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Phước Lộc (huyện Phước Sơn) cho biết, mỗi tháng những em học sinh ở đây được hưởng hỗ trợ từ chế độ của Nhà nước (tiền ăn bán trú) chừng hơn 500.000 đồng/ tháng. Từ đó, các thầy cô giáo cân đối lại chế độ dinh dưỡng để phù hợp hơn với chế độ chuyển từ bán trú thành nội trú. “Nói thì nghe dễ, nhưng khó khăn là không thể bàn cãi. Bởi chuyển từ ngày ăn 1 bữa cơm thành 3 bữa chênh nhau ghê lắm. Nhưng không làm điều này thì các em lại càng vất vả hơn. Vậy nên, tranh thủ được nguồn hỗ trợ nào của các đoàn từ thiện, nhà hảo tâm; cộng với tiền chế độ hỗ trợ hàng tháng của các em từ đó phân chia ra”, cô Tươi chia sẻ.

Theo nhẩm tính, mỗi ngày ăn của các em học sinh nơi đây chỉ gói gọn trong 22.000 đồng/ngày. Buổi sáng 6.000 đồng, còn lại 2 bữa trưa, tối, mỗi bữa 8.000 đồng.

Bữa ăn 8 nghìn của các em học sinh miền núi Quảng Nam.
Bữa ăn 8.000 đồng của các em học sinh miền núi Quảng Nam

Cái khó của trường học ở đây là sự cô lập. Mỗi khi có mưa to, những ngọn đồi lại ầm ào đổ xuống, chia cắt Phước Lộc với các địa phương khác. “Có đợt, mưa kéo dài cả tuần. Lương thực từ Phước Công, Phước Thành không thể vào. Những lúc đó, chỉ có cá khô làm thức ăn, mì tôm làm canh. Rồi cũng vượt qua được”, cô Tươi cười nói.

“Thương nhất là những đợt bị cô lập kéo dài, thức ăn không lên được. Những lúc đó, chúng tôi tìm về những hộ dân ở gần trung tâm xã, xem có con heo nhỏ, hay con gà gì đó rồi mua, cải thiện bữa ăn cho bọn nhỏ. Thương, thì lẽ đương nhiên. Chỉ tiếc, điều kiện mình không có nên được chút nào hay chút đó mà thôi”, thầy Ngộ tâm sự.

Khi các em ở lại trường, mọi sự quan tâm cũng được chú trọng hơn khi những buổi tối phụ đạo thường xuyên được tổ chức. “Trường cũng lập ra tổ tư vấn tâm lý để kịp thời nắm bắt, chia sẻ với những em học sinh trưởng thành. Từ những rung động đầu đời cho đến sự phát triển tâm sinh lý đều được chia sẻ một cách cởi mở để các em có được kiến thức cơ bản nhất, kể cả trong việc học hay trong cuộc sống. Rất may, là các em học sinh ở đây đều rất ngoan hiền. Đó là điều động viên lớn nhất đối với những giáo viên nơi đây”, cô giáo Đinh Thị Tươi nói.

Nguyễn Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng kết Giải báo chí

Tổng kết Giải báo chí 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2024

Họp báo tổng kết Giải báo chí "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2024 tổ chức vào sáng ngày 14/11 tại Hà Nội nhằm tôn vinh những đóng góp cho nền giáo dục.
Trường Đại học Điện lực hợp tác đối tác ngoại trong đào tạo nhân lực cho điện gió

Trường Đại học Điện lực hợp tác đối tác ngoại trong đào tạo nhân lực cho điện gió

Sáng 14/11, đã diễn ra Hội thảo quốc tế Dự án đào tạo về điện gió” do Trường Đại học Điện lực và GE Vernova Foundation cùng Tổ chức ASSIST Asia đồng tổ chức.
Trao tặng hơn 80 ô tô, xe máy và động cơ xe máy cho 25 trường cao đẳng, trung cấp nghề

Trao tặng hơn 80 ô tô, xe máy và động cơ xe máy cho 25 trường cao đẳng, trung cấp nghề

Để hỗ trợ giảng dạy và học tập, năm 2024, Honda Việt Nam dự kiến trao tặng 3 ô tô, 57 xe máy và 22 động cơ xe máy cho 25 trường cao đẳng, trung cấp nghề.
Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam giao lưu cùng sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam giao lưu cùng sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam – Ông Tsutomu Nara đã có buổi chia sẻ cùng hơn 800 sinh viên của Trường Hóa và Khoa học Sự sống, Đại học Bách Khoa HN
Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Chiều ngày 12/11, Trường Đại học Điện lực tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học và Hội thi sân khấu hóa ‘Văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội".
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng nền Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch hướng tới chuẩn quốc tế.
New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) vừa công bố học bổng chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA) dành riêng cho học sinh Việt Nam.
Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 17 địa phương ven biển theo dõi chặt, ứng trực 24/24 giờ trước cơn bão Yinxing.
Trao học bổng

Trao học bổng 'TTC - Nâng bước thành công' lần thứ 39 năm 2024

Trong không khí hân hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, 568 em học sinh tại huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc được đón nhận những phần học bổng từ Tập đoàn TTC.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về đề xuất nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về đề xuất nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí việc làm, tương xứng mức độ đào tạo.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2023-2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2023-2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2023–2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024-2025.
TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh bức xúc vì phải thanh toán học phí qua app của bên thứ ba

TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh bức xúc vì phải thanh toán học phí qua app của bên thứ ba

Việc nộp học phí cho con qua các ứng dụng điện tử trực tuyến không chỉ khiến nhiều phụ huynh tại TP. Hồ Chí Minh tốn kém mà còn lo ngại về tính bảo mật.
Hội đồng giáo sư Nhà nước bỏ phiếu công nhận 45 giáo sư, 570 phó giáo sư

Hội đồng giáo sư Nhà nước bỏ phiếu công nhận 45 giáo sư, 570 phó giáo sư

Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã bỏ phiếu tín nhiệm cộng nhận 45 ứng viên đủ tiêu chuẩn là giáo sư, 570 ứng viên là phó giáo sư.
Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Giáo dục và khoa học công nghệ phải thực sự trở thành động lực chính cho phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Hà Nội đã tổ chức kết nối các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong nước với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực.
Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lên 50% khi xét tốt nghiệp THPT

Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lên 50% khi xét tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thay đổi cách xét tốt nghiệp THPT theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lớp 10, 11, 12 lên 50%.
Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) là một trong những lý do khiến nhiều sinh viên năm cuối ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp.
HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Ngày 30/10, tại tại Hội thảo và triển lãm về tái sản xuất máy công nghiệp, xây dựng Hàn Quốc - Việt Nam, HaUI đã ký 5 biên bản ghi nhớ với các đối tác Hàn Quốc.
Tân Hiệp Phát tiếp tục hành trình “Nâng bước tới trường” cho 200 học sinh vượt khó tại Bình Dương

Tân Hiệp Phát tiếp tục hành trình “Nâng bước tới trường” cho 200 học sinh vượt khó tại Bình Dương

Tân Hiệp Phát phối hợp với Tỉnh đoàn Bình Dương trao tặng 200 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Gần 500 nhà giáo tranh tài trong Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh

Gần 500 nhà giáo tranh tài trong Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động