Thứ sáu 08/11/2024 21:29

Công nghiệp Đắk Nông: Phát huy tối đa thế mạnh địa phương

Đi lên từ thế mạnh địa phương, thời gian qua, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã tiếp tục phát triển theo đúng định hướng trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế. Đến nay, các ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp Alumin; chế biến nông, lâm sản; khai thác và chế biến khoáng sản; thủy điện, năng lượng tái tạo... đã phát triển tương đối mạnh, đóng góp lớn cho kinh tế địa phương.    

Đột phá công nghiệp khai khoáng, chế biến

Xác định thế mạnh của tỉnh là công nghiệp khai khoáng, thời gian qua, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông dành cơ chế thông thoáng để phát triển công nghiệp Alumin. Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ là dự án thí điểm do Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.

Mặc dù quá trình đầu tư xây dựng đã gặp rất nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chịu sự tác động từ các yếu tố bất khả kháng đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án nhưng được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự hỗ trợ tích cực từ các Bộ, ngành, chính quyền các cấp và sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư đã hoàn thành đầu tư, đưa dự án vào vận hành thử nghiệm có tải vào tháng 11/2016, đến ngày 16/12/2016 đã có sản phẩm alumin đầu tiên.

Dự kiến doanh thu năm 2019 của nhà máy là 3.191 tỷ đồng; tạo việc làm cho 1.169 lao động với thu nhập bình quân 12,485 triệu đồng/người/tháng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại địa phương.

Phát huy thế mạnh từ dự án Alumin đầu tiên, Dự án nhà máy điện phân nhôm tiếp tục được khởi công xây dựng từ tháng 02/2015 tại Khu công nghiệp Nhân Cơ và do Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư khoảng 690 triệu USD; công suất thiết kế là 450 ngàn tấn nhôm/năm và được chia thành 3 phân kỳ với công suất tương ứng là 150 ngàn tấn/năm. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong thời gian tới với công suất giai đoạn 1 là 150.000 tấn nhôm/năm (năm 2021-23: 75 nghìn tấn; năm 2024: 120 nghìn tấn; năm 2025: 150 nghìn tấn).

Với quan điểm trong khai thác và chế biến khoáng sản là chế biến sâu để nâng cao giá trị khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Với nguồn khoáng sản lớn nhất của tỉnh là Bauxit, hiện nay đang được khai thác và chế biến thành alumin, không xuất bán khoáng sản thô. Thêm vào đó là việc đầu tư xây dựng Nhà máy Điện phân nhôm càng khẳng định việc thực hiện quan điểm trên.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Chế biến Alumin là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Đắk Nông. Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông, sau kết quả gần 5 thực hiện (2016-2019) và dự kiến kết quả thực hiện năm 2020, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá, tăng trưởng bình quân GRDP giai đoạn 2016-2020 ngành công nghiệp là 12,22%. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp năm 2020 dự kiến đạt 2.034 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2016 (1.185 tỷ đồng). Cơ cấu ngành công nghiệp trong tổng GRDP của tỉnh tăng từ 7,79% của năm 2016 lên 12,06 vào năm 2020, góp phần làm cho cả Khu vực 2 tăng 47%, tăng cao nhất so với khu vực còn lại.

Chế biến cà phê là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo của Đắk Nông

Nhìn chung, tăng trưởng công nghiệp trong thời gian qua góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) dự kiến năm 2020 là: Nông nghiệp chiếm 35,85%; Công nghiệp xây dựng chiếm 17,26%; Dịch vụ chiếm 42,2%; Thuế SP chiếm 4,69%.

Trong những năm qua, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng cải thiện; các chính sách và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đã tác động tính cực đến sản xuất công nghiệp, cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất, nắm bắt thị trường và tăng cường họat động tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước; các nhà máy thủy điện phát huy công suất hoạt động. Bên cạnh, nhu cầu cho tiêu dùng, sản xuất của người dân ngày càng tăng. Vì vậy, đa phần các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định.

Trong giai đoạn 2016-2020, đa số sản phẩm chủ yếu trong ngành công nghiệp đều tăng mạnh so với kỳ trước. Đơn cử, thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông lâm sản dồi dào được khai thác hiệu quả, tỉ lệ sản phẩm nông nghiệp được chế biến ngày càng tăng cao, các nhà máy chế biến được hình thành. Nhu cầu thị trường về cà phê nguyên chất ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp chế biến cà phê bột được hình thành, nâng cao tỉ lệ chế biến cà phê bột trên địa bàn tỉnh. Sản lượng cà phê bột giai đoạn 2016-2020 ước đạt 6.915,0 tấn, vượt 4% kế hoạch đề ra và tăng 75% so với giai đoạn 2011-2015.

Trong lĩnh vực chế biến gỗ, nhà máy sản xuất ván dán công nghệ cao của Công ty cổ phần ván công nghệ cao BiSon, công suất 60.000m3/năm, nâng cao giá trị sản phẩm lâm sản; các sản phẩm gỗ từ nguyên liệu gỗ rừng trồng ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đã thúc đẩy sản xuất trong lĩnh vực này tăng mạnh.

Công nghiệp sản xuất điện năng (gồm 14 nhà máy thủy điện với công suất 349,11MW và 02 nhà máy điện mặt trời với công suất 106,4 MWp) đang vận hành góp phần cung cấp nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia; mạng lưới phân phối điện phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống lưới điện nông phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp cho người dân vùng sâu, vùng xa, góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến đến hết năm 2020, tỷ lệ số hộ có điện của tỉnh đạt 99%; tỷ lệ số thôn, bon có điện đạt 100%. Hệ thống hạ tầng điện tỉnh Đắk Nông hiện nay vận hành ổn định, đảm bảo việc cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Thời gian qua việc phát triển hạ tầng cụm công nghiệp phục vụ các hoạt động sản xuất công nghiệp tại các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương của tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện thông qua việc ban hành các cơ chế chính sách để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 khu công nghiệp, thu hút được 41 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 17.930,2 tỷ đồng; có 3 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích là 114,61 ha.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp đạt 14,52%

Từ những kết quả khả quan đạt được trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Đắk Nông phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp giai đoạn 2021-2025 là 14,52%/năm.

Trong đó, sản lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng trưởng cao so với giai đoạn 2016-2020. Cụ thể: Alumin tăng 59,63%; điện thương phẩm tăng 2,9 lần; điện sản xuất tăng 68%; gạch xây dựng tăng 15%, đá xây dựng tăng 30%; cà phê bột tăng 47%; ván ép từ gỗ tăng 89%; sản phẩm nhôm đạt 405 ngàn tấn (sản phẩm mới); 2.500 sản phẩm sau nhôm (sản phẩm mới)…

Đạt mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, quan tâm đúng mức đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư ở vùng nông thôn; kịp thời hỗ trợ cho sản xuất, nhất là ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Song song với đó, tiếp tục huy động nguồn vốn các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh của tỉnh như: Chế biến nông, lâm sản; khai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp bô xít, các sản phẩm sau nhôm để đảm bảo nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu..

Tập trung phát triển công nghiệp sản xuất Alumin, điện phân nhôm và các sản phẩm từ nhôm để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định sản xuất của Nhà máy alumin Nhân Cơ và nghiên cứu phương án cường hóa, phát huy tối đa năng suất công nghệ; hỗ trợ đắc lực hơn nữa để việc đầu tư xây dựng nhà máy điện phân nhôm sớm hoàn thành và đi vào hoạt động đạt công suất theo thiết kế giai đoạn I trong kỳ; từ đó nghiên cứu, thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư, sản xuất các sản phẩm từ nhôm, đặt biệt là lợi thế về nhôm lỏng sau quá trình điện phân.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV: Đoàn kết, đổi mới

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 4 địa phương

Sẽ lập chốt kiểm tra phương tiện vận chuyển phế liệu vào làng nghề Mẫn Xá

Quảng Ninh vượt khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội

Khởi công dự án trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng

Hải Phòng: Công ty Cảng Nam Đình Vũ được công nhận đạt tiêu chuẩn cảng xanh

Vì sao Công ty Trường An Thanh Hóa trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất?

Lai Châu tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với chủ thể có sản phẩm OCOP

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thanh Hóa: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Giang: Yêu cầu cán bộ nêu gương tích hợp bảo hiểm y tế, sổ sức khỏe điện tử trên VneID

Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Quảng Ninh xuất hiện nhiều 'hạt nhân' tiên phong trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ