Thứ năm 14/11/2024 05:34

Công nghệ sinh học: Lối mở xử lý chất thải công nghiệp

Trước thực trạng đáng lo ngại ô nhiễm môi trường từ chất thải y tế, năm 2010, Bộ Y tế đã thành lập Cục Quản lý môi trường y tế chuyên trách về vấn đề này. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã phê duyệt Đề án xử lý chất thải y tế giai đoạn 2010-2015, định hướng tới 2020, với phương châm dùng công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Nước thải không qua xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước.

 - Theo Cục Cảnh sát môi trường, hiện nước ta có 1.250 khu công nghiệp đi vào hoạt động, trong đó, nước thải của hơn 70% khu công nghiệp không qua xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước, nhất là tại lưu vực các sông: Đồng Nai, Cầu, Nhuệ và sông Đáy. Đặc biệt, chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp ngày càng lớn về số lượng, đa dạng về tính chất độc hại (chất thải nguy hại chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải công nghiệp), nhưng tỷ lệ thu gom, phân loại và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh môi trường rất thấp.

Thông tin từ Cục Quản lý môi trường y tế cho thấy, hơn 1.000 bệnh viện lớn nhỏ tại Việt Nam mỗi ngày xả ra 150.000 m3 nước thải. Đáng lo ngại là 66% trong số đó không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Tính đến năm 2010, Việt Nam có 1.186 bệnh viện. Nguồn chất thải rắn từ hệ thống bệnh viện lên tới 350-400 tấn/ngày, trong đó, 40 tấn là chất thải nguy hại. Nếu không được xử lý tốt, những thành phần nguy hại trong chất thải y tế như: Vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, ung thư… là nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên, đến nay, 66% bệnh viện tại Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga- Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - cho biết, Ngân hàng Thế giới vừa đồng ý cho Việt Nam vay 150 triệu USD để xử lý chất thải y tế, trong đó 140 triệu USD dành cho đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, 10 triệu USD xây dựng chính sách, hệ thống quan trắc và các vấn đề liên quan khác.

Nhằm hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong xử lý các chất thải bệnh viện và nước thải công nghiệp bằng các giải pháp công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao của châu Âu, các doanh nghiệp của Pháp đã tới Việt Nam tìm kiếm đối tác để chuyển giao công nghệ.

Bà Catherine Galtier- Giám đốc điều hành APB Environnement- khẳng định, việc xử lý rác thải bệnh viện, dù là chất thải rắn hay nước thải, có ô nhiễm hay không ô nhiễm, APB Environnement (một công ty của Pháp, có mặt trên thị trường công nghệ sinh học khoảng gần 20 năm nay) sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp với chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam. Các giải pháp này không cần sử dụng đến biện pháp thu gom, vận chuyển rác thải, đảm bảo bảo vệ sức khỏe người dân, thân thiện với môi trường.

Công nghệ của APB Environnement được phát triển dựa trên việc sử dụng các gốc vi khuẩn, phần lớn được tách từ các mẫu lấy trong môi trường người, động vật hoặc cây cỏ ở khắp nơi trên thế giới. Các mẫu này hoàn toàn không bị biến đổi gen. Nhờ đó, APB Environnement có khả năng phát triển các sản phẩm “theo yêu cầu”, phù hợp với yêu cầu đặc biệt của từng khách hàng. Hiện, APB Environnement đang áp dụng vào các dự án thực hiện cùng đối tác là Công ty Eau Pure, Công ty Ecodas và Công ty Isea để triển khai những giải pháp phù hợp với chính sách phát triển bền vững, hạn chế thải carbon vào môi trường vì không cần thu gom và vận chuyển, bảo vệ sức khỏe người dân và thân thiện với môi trường.

Công ty Eau Pure chuyên thiết kế và xây dựng các nhà máy xử lý nước thải cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giới thiệu những giải pháp cho nhà máy xử lý nước thải chuyên dụng cho nước thải công nghiệp như: Các giải pháp tích hợp tự động hóa với hệ thống màng mỏng hoặc sinh khối cố định. Đối với nước thải, công nghệ MBBR được ứng dụng có nhiều ưu điểm là linh hoạt về diện tích xây dựng/tính hiệu quả, không cần đến quá trình tái tuần hoàn và dễ thích ứng trong trường hợp dòng nước thải có chất độc… Công ty Isea chuyên sản xuất, thiết kế các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, giới thiệu những công nghệ quản lý và xử lý nước thải bẩn.

Kim Hiền

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ sinh học

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Công khai danh sách 136 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 13 tỷ đồng

Lâm Đồng: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cấp 7 sổ đỏ trái luật

Công an Hà Nội truy tìm thanh niên nhận tiền chạy việc rồi 'mất hút'

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh shipper gọi điện lừa đảo

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế

Nghệ An: Công ty TNHH Phúc Thổ nợ thuế hơn 53 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại 2 dự án chợ Minh Phụng và Phú Lâm

Lào Cai: Ngừng sử dụng hoá đơn của Công ty Xây dựng và Thương mại Bắc Long do nợ thuế

Bộ Công an khám xét kho chứa titan của Công ty Chế biến khoáng sản Thân Gia

Hà Tĩnh: Cưỡng chế thuế hơn 4,7 tỷ đồng đối với Công ty vật liệu xây dựng Licogi 166

Công ty Hoàng Long Tuyên Quang nợ thuế hơn 4,5 tỷ đồng bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Đồng Nai: 3 công ty Bá Lộc, Công nghiệp Plus Việt Nam và Quốc tế Grande bị phạt hơn 1,2 tỷ đồng

Vì sao Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Vũng Tàu bị bắt?

Công an thành phố Hà Nội đánh sập trang phim lậu Fmovies với gần 50.000 phim xâm phạm quyền tác giả

Lạng Sơn: Công ty TNHH 8888 LS bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế hơn 5,9 tỷ đồng

Bộ Công an thông tin mới nhất vụ án Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, Tập đoàn Thuận An

Nghệ An: Công ty thương mại đầu tư Miền Bắc bị cưỡng chế nợ thuế hơn 3,2 tỷ đồng

Vì sao Công ty công nghệ mỏ Thanh Hóa bị bác đề xuất thăm dò mở rộng mỏ khoáng sản Vân Du?

Bà Rịa – Vũng Tàu: Bắt 1 nhân viên chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phú Mỹ

Lâm Đồng: Tạm giữ nhân viên quản lý bảo vệ rừng cấu kết với 'lâm tặc' khai thác lâm sản trái phép