Thứ hai 28/04/2025 13:27

Cổng làng Thụy Khuê, nét văn hóa đặc trưng Hà Nội

Nằm ven bờ Hồ Tây thơ mộng, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng những cổng làng cổ kính phố Thụy Khuê vẫn tồn tại và lưu giữ những nét văn hóa xưa của Hà Nội. 
Cổng làng Thụy Khuê tạo nên nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội

Đi dọc con phố Thụy Khuê, bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy những cổng làng mang một nét rất riêng giữa ồn ào phố thị. Những cổng làng cổ kính nằm xen kẽ với những cửa hàng, những tòa nhà sang trọng nhưng bên trong là một không gian làng xã mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Những cổng làng trên phố Thụy Khuê vững chãi uy nghi

Theo lời các bậc cao niên sống ở phố Thụy Khuê, trước đây tất cả các cổng làng đều có cánh. Cánh cổng được mở ra vào buổi sớm, đánh dấu sự bắt đầu của một ngày mới và nó lại được cửa đóng then cài mỗi khi trời về khuya. Do ở lại với thời gian quá lâu, những chiếc cổng làng bị xuống cấp, nhiều cổng làng được tu bổ tôn tạo và không còn cánh cửa.

Mỗi cổng làng đều mang dáng vẻ riêng, không cái nào giống cái nào

Điều đặc biệt ở cổng làng phố Thụy Khuê, không cổng nào giống cổng nào, từ kích thước đến kiến trúc. Mỗi cổng mang một dáng vẻ riêng, không thể hòa lẫn.

Những tên cổng rất nôm na, dân dã
Cổng làng Hồ Khẩu còn giữ nguyên bậc tam cấp, chỉ dành cho người đi bộ.

Những cổng làng đều có tên rất nôm na, dân dã, chỉ cần đọc lên đã thấy vẻ bình dị, cổ xưa của một thời dĩ vãng: Cổng Hồ Khẩu, cổng Hầu, cổng Giếng, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh… Có những chiếc cổng khá lớn, bề thế, lối đi rộng rãi như một con phố, nhưng có những cổng rất nhỏ chỉ hai xe máy đi vừa, dẫn vào những cái ngõ dài hun hút.

Một số cổng làng đã tồn tại hàng trăm năm

Điển hình nhất về cổng làng trên phố Thụy Khuê có thể kể đến cụm cổng của làng Hồ Khẩu với 3 cổng lớn uy nghi, vững chãi. Ở trong cổng lớn nhất, người dân họp chợ, một cái chợ quê yên bình, giản dị nhưng có đủ các mặt hàng. Còn những cổng Giếng, cổng Hầu gần đó thì giống như một nếp nhà nho nhỏ che nắng mưa, từ bên ngoài nhìn vào đã thấy thư thái mở ra một khoảng bình yên. Ngày xưa, cổng làng là nơi trồng cây to, quán nước, giờ không gian đô thị đông đặc hơn nhưng cổng làng vẫn có những quán hàng nho nhỏ, phục vụ người dân nghỉ chân, nói chuyện.

Nhưng nhịp sống ở đây vẫn bình yên phẳng lặng và nhiều hoài niệm

Giữa cuộc sống đô thị ồn ào náo nhiệt, nhưng những cổng làng Thụy Khuê vẫn tồn tại để lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa. Và với người dân trên phố Thụy Khuê, cổng làng vẫn luôn giữ một vị trí nhất định trong tiềm thức của mình.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Liverpool vô địch Ngoại hạng Anh, khẳng định vị thế thống trị

Kết quả bóng đá ngày 28/4: Liverpool vô địch Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu bóng đá ngày 28/4: Lazio đấu với Parma

Sắc đỏ cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời Đà Nẵng

Đà Nẵng chào đón chuyến bay đầu tiên từ Tashkent (Uzbekistan)

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Nhận định trận Liverpool và Tottenham, 22h30 ngày 27/4, Ngoại hạng Anh

Nhận định trận Bournemouth và MU, 20h00 ngày 27/4, Ngoại hạng Anh

Sầm Sơn rực rỡ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2025

Lịch thi đấu bóng đá ngày 27/4: Bournemouth đấu với MU

Kết quả bóng đá ngày 27/4: Barcelona vô địch Cúp Nhà Vua

Sinh viên Mỹ thuật “vẽ” tình yêu với Thủ đô Hà Nội

Delight Park Đà Lạt: Không gian trải nghiệm độc đáo tại Thành phố ngàn hoa

HLV đội bóng áo lính nói về chiến thắng dịp 30/4

Van Phuc City tổ chức đại tiệc nhạc nước, pháo hoa 30/4

Kết quả bóng đá ngày 26/4: PSG thua thảm

Lịch thi đấu bóng đá ngày 26/4: Nam Định và Bình Dương

Vĩnh Phúc khai mạc Du lịch hè 2025: ‘Một hành trình vạn trải nghiệm’

Không khí mừng đại lễ 30/4 bao trùm mặt sân cỏ V-League

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử