Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Điểm tựa quan trọng cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12/2015 với mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới. AEC tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển thể nhân… Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Công Thương về Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Tình hình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Từ năm 1992, ASEAN đã thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực thông qua trọng tâm là hình thành một hiệp định thương mại tự do giữa các nước trong khối ASEAN (AFTA). AFTA được coi là hiệp định được triển khai rất thành công giữa các nước đang phát triển, đưa ASEAN trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, khi thuế quan nội khối dần được loại bỏ, ASEAN nhận thấy ở thời điểm đó khu vực vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua, cụ thể:

(i) Dù có bước phát triển kinh tế được coi là ngoạn mục nhưng nền kinh tế của từng nước ASEAN vẫn còn ở quy mô nhỏ, chưa đủ lực để có thể cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới.

(ii) Nền kinh tế thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng, trong đó nổi lên là sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển nhanh chóng của đầu tư xuyên biên giới và thương mại dịch vụ v.v. Để có thể đón trước được làn sóng thay đổi này, ASEAN cần có những bước đi mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế ở những lĩnh vực khác như: dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử v.v.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào ngày 31/12/2015 đã đáp ứng các nhu cầu của khu vực, được trông đợi sẽ giúp ASEAN vượt qua những thách thức nêu trên, từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới.

Với mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, AEC tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển thể nhân..., song song với việc củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông,… Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khai cụ thể thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA), v.v… gồm các nguyên tắc điều chỉnh thương mại nội khối dựa trên cơ sở các quy định của WTO và mức độ mở cửa thị trường rất cao.

Nhằm mở rộng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, ASEAN đã và đang đẩy mạnh triển khai các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các nước đối tác bao gồm FTA ASEAN - Trung Quốc, FTA ASEAN - Nhật Bản, FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA ASEAN - Ấn Độ, FTA ASEAN - Ốtx-trây-lia - Niu Di-lân, FTA ASEAN – Hồng Kông (Trung Quốc).

ASEAN với mục tiêu mở rộng liên kết khu vực, sau 8 năm, đã kết thúc đàm phán và thành công ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với 5 nước đối tác: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ốtx-trây-lia và Niu Di-lân vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch, thể hiện vai trò trung tâm của ASEAN trong quá trình hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực. Hiệp định RCEP, một hiệp định hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cân bằng về lợi ích, khi được 15 nước thực thi, sẽ tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm 30% dân số thế giới và GDP 26,2 nghìn tỉ USD.

Hiện nay, ASEAN đang tiến hành đàm phán nâng cấp 03 FTA với các đối tác ngoại khối bao gồm: FTA ASEAN – Trung Quốc, FTA ASEAN – Hàn Quốc và FTA ASEAN - Ốtx-trây-lia - Niu Di-lân. Ngoài ra, ASEAN cũng đang cân nhắc về khả năng đàm phán FTA ASEAN – Ca-na-đa và FTA ASEAN – Liên minh châu Âu (EU).

Trước tình hình vai trò của hệ thống thương mại đa phương trong thương mại quốc tế đang bị lung lay, chiến tranh thương mại kéo dài, kinh tế thế giới bị suy giảm nghiêm trọng do tác động của đại dịch Covid-19, các nước ASEAN đang đối mặt với những thách thức mới trong hợp tác kinh tế:

(i) sự suy yếu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dẫn đến khó khăn trong việc phát triển khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương minh bạch, bình đẳng, dựa theo luật lệ.

(ii) các nền kinh tế nhỏ, đang phát triển phải chịu sức ép từ chủ nghĩa bảo hộ ở các nước lớn.

(iii) việc gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực do tác động của đại dịch Covid-19 cho thấy việc phụ thuộc vào một nguồn cung ứng nguyên vật liệu trong thời gian dài là một trở ngại mà ASEAN cần khắc phục.

Trong bối cảnh này, ASEAN càng cần tăng cường hợp tác, củng cố liên kết, xác định định hướng phát triển đúng đắn để cùng nhau vượt qua khó khăn, duy trì tăng trưởng kinh tế.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Điểm tựa quan trọng cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Thành tựu về kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN

Gia nhập ASEAN là bước hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên của Việt Nam và là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong toàn bộ giai đoạn 26 năm qua. Song song với tiến trình tham gia ASEAN, mối quan hệ kinh tế của ta với với các đối tác cũng không ngừng được mở rộng, tạo cơ sở để Việt Nam hội nhập cả về kinh tế và chính trị ở các cấp độ khác từ đa phương, khu vực đến song phương với dấu ấn là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với tiêu chuẩn cao nhất như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Việt Nam - EU (EVFTA).

Sau 26 năm gia nhập ASEAN, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi vượt bậc về mọi mặt. Nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì đến năm 2020 con số này đã là 3.520 USD, tăng hơn 12 lần so với năm 1995. Quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần từ 20,8 tỷ USD vào năm 1995 lên khoảng 343 tỷ USD vào năm 2020, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (chỉ sau In-đô-nê-xia, Thái Lan và Phi-líp-pin).Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020. Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 29 tỷ USD vào năm 2020.

Năm 2020, với việc Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và đảm nhiệm vai trò thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ta đã cùng các nước thành viên phát huy đúng tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng” với hàng trăm cuộc họp được tổ chức thành công theo hình thức trực tuyến đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến nhằm tạo điều kiện củng cố chuỗi cung ứng khu vực, khắc phục hậu quả tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế tiêu biểu như Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng. Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong việc dung hòa các quan điểm trong đàm phán Hiệp định RCEP nhằm xử lý các vấn đề vướng mắc, từ đó thúc đẩy kết thúc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định RCEP trong năm 2020. Thành tựu này đã một lần nữa khẳng định vị trí và vai trò của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế đa phương, khu vực và thế giới.

Cơ hội và thách thức

Cộng đồng kinh tế ASEAN đã và đang tạo ra những cơ hội và cả thách thức đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân nước ta.

Gia nhập AEC cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác, một mặt giúp Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặt khác cũng là cầu nối để Việt Nam tiếp cận các thị trường tiềm năng trong và ngoài khu vực. Việc thực hiện các cam kết trong ASEAN đã và đang tạo nền tảng để Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, hội nhập ASEAN cho đến nay vẫn được coi là “điểm tựa” quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Tất nhiên, bên cạnh cơ hội là những thách thức chúng ta cũng sẽ phải đối mặt và vượt qua. Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6). Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể. Thậm chí ở nhiều tiêu chí, trong đó quan trọng nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) (chỉ số HDI năm 2019 của Việt Nam là 0,704, thuộc nhóm phát triển con người cao) và thu nhập bình quân đầu người (đạt 2.660 USD vào năm 2020), chúng ta đã có bước tiến tiệm cận các nước ASEAN đi trước. Riêng về kim ngạch xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta thậm chí đã vượt nhiều nước ASEAN-6 khác.

Định hướng tham gia AEC trong thời gian tới

Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định chủ trương “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”. Tiếp theo đó, Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 cũng đã xác định phương châm “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt” tại các tổ chức quốc tế có tầm quan trọng chiến lược như ASEAN. Chính vì vậy, việc thúc đẩy hơn nữa hội nhập của Việt Nam trong AEC thời gian tới là một nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Những thành quả mà hội nhập kinh tế ASEAN mang lại cho Việt Nam là rất tích cực, tuy nhiên các thách thức mà ta gặp phải cũng không nhỏ. Do đó, để đạt được những thành tựu này một cách bền vững, công cuộc hội nhập kinh tế ASEAN trong thời gian tới cần có những định hướng, chính sách phù hợp, cụ thể là:

(i) Trước tiên, chúng ta cần cùng các nước ASEAN khẳng định và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc điều phối các hoạt động hợp tác kinh tế trong khu vực.

(ii) Chúng ta cần thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025, điều chỉnh các chương trình hợp tác trong ASEAN theo hướng đáp ứng tình hình mới.

(iii) Chúng ta cần sớm phê duyệt Hiệp định RCEP để đưa Hiệp định thương mai tự do có quy mô lớn nhất thế giới về dân số vào thực thi, góp phần thúc đẩy các chuỗi cung ứng khu vực. Đồng thời, chúng ta cũng cần phối hợp với các nước ASEAN khác thúc đẩy việc xây dựng các khuôn khổ hợp tác mang tính ổn định, bền vững, dựa theo luật lệ với các đối tác ngoại khối nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư từ ngoài khối.

Duy trì động lực từ những thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2020, trong thời gian tới, Việt Nam cần thể hiện định hướng tiếp tục coi hội nhập ASEAN là một trong những ưu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định tinh thần chủ động, năng động trong việc triển khai các sáng kiến thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, góp phần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ, phát huy tố chất của một khu vực kinh tế ASEAN năng động, khẳng định vai trò trung tâm trong hợp tác kinh tế ở khu vực./.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Tin mới nhất

Xuất khẩu hạt điều: Các nước Bắc Âu bổ sung thêm quy định mới gì?

Xuất khẩu hạt điều: Các nước Bắc Âu bổ sung thêm quy định mới gì?

Thị trường Bắc Âu vừa ra thêm một số quy định đối với sản phẩm hạt điều nhập khẩu. Do vậy, doanh nghiệp trong nước cần cập nhật và lưu ý các quy định mới.
Kéo giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt tại thị trường Brazil

Kéo giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt tại thị trường Brazil

Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt cả về chất lượng và giá cả đến từ các thị trường khác.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/5/2024: NATO sẽ ra tuyên bố không gửi quân tới Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/5/2024: NATO sẽ ra tuyên bố không gửi quân tới Ukraine?

Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể thông qua tuyên bố chính thức không can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột tại Ukraine.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 8/5/2024: Thủ tướng Israel công bố mục đích quân sự tại Rafah

Chiến sự Israel – Hamas ngày 8/5/2024: Thủ tướng Israel công bố mục đích quân sự tại Rafah

Chiến sự Israel – Hamas ngày 8/5/2024: Thủ tướng Israel công bố mục đích quân sự tại Rafah là giải thoát các con tin bị giam giữ và tiêu diệt phong trào Hamas.
Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương và các Hiệp hội về Kế hoạch tuyên truyền về các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/5/2024: Tình hình mặt trận có lợi cho Nga; hé lộ rủi ro của F-16 ở Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/5/2024: Tình hình mặt trận có lợi cho Nga; hé lộ rủi ro của F-16 ở Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/5/2024: Tình hình mặt trận có lợi cho Nga; hé lộ rủi ro của chiến đấu cơ F-16 ở Ukraine.
Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Sự gián đoạn ở Biển Đỏ có thể cắt giảm 20% công suất vận tải Á - Âu

Hãng vận tải Maersk cho biết sự gián đoạn ở Biển Đỏ đang gia tăng sẽ làm giảm tới 20% công suất của ngành vận tải container giữa châu Á và châu Âu.
Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Từ ngày 1/4/2025, Singapore bắt đầu áp dụng quy định dán nhãn năng lượng bắt buộc cho sản phẩm máy nước nóng gia dụng và tủ lạnh bảo quản thương mại.
Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam - Australia đạt nhiều thành tựu hợp tác kinh tế, thương mại và không ngừng hợp lực phát triển kinh tế xanh, năng lượng tái tạo trong thời gian tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức

Đúng 12 giờ ngày 7/5, ông Vladimir Putin chính thức nhậm chức Tổng thống Nga trong buổi lễ long trọng tổ chức tại Điện Kremlin.
Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Việt Nam - Australia: Tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu

Ngày 7/5/2024, diễn ra Hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Nga diễn tập vũ khí hạt nhân chiến thuật “răn đe” phương Tây tại Ukraine?
Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ với việc thả 33 con tin trong vòng 42 ngày tới
Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani nhấn mạnh, Việt Nam - Brazil đã nhất trí nỗ lực hướng mục tiêu tăng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2030.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào xung đột Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 6/5/2024: Giám đốc CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel.
Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước giao ngay đang tăng nhanh và đây có thể chỉ là khởi đầu do nhu cầu mạnh hơn dự kiến và công suất bị hấp thụ bởi sự chuyển hướng ở Biển Đỏ.
Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Sự tăng vọt gần đây của giá ca cao toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung đang ảnh hưởng đến các công ty socola trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói khi các chuyến hàng cứu trợ bị Quân đội Israel ngăn cản và làm khó.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Dải Gaza.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas kết thúc đàm phán không đạt kết quả? Nhiều thông tin từ vòng đàm phán cho thấy các bên không nhượng bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?
Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động