Thứ năm 28/11/2024 10:50

Công đoàn Việt Nam: Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động

Theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực thi, người lao động (NLĐ), công đoàn sẽ chịu tác động mạnh mẽ đến việc làm, mô hình tổ chức và hoạt động. 

Quyền về lao động là một trong những vấn đề chính trong vòng đàm phán cuối cùng của CPTPP trước khi ký kết. CPTPP yêu cầu tất cả các nước tham gia phải thông qua và duy trì các quyền được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong pháp luật, thể chế và thông lệ, tất cả các quốc gia thành viên của ILO, bao gồm Việt Nam đều phải tôn trọng các quyền này. Đây được coi là những quyền được ghi nhận trên toàn thế giới trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn ba công ước cơ bản liên quan đến tự do liên kết, quyền thương lượng tập thể và loại bỏ lao động cưỡng bức. Để đạt được điều này, đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống quan hệ lao động, phục vụ nhu cầu của NLĐ, doanh nghiệp (DN) và xã hội, hướng tới ổn định về chính trị, thịnh vượng chung.

Cần phải lấy người lao động làm trung tâm để tổ chức hoạt động công đoàn

Bên cạnh đó, khi tham vào CPTPP sẽ đặt công đoàn Việt Nam trước sự cạnh tranh về việc tập hợp, kết nạp đoàn viên, thành lập tổ chức cơ sở, chia sẻ nguồn lực tài chính, cũng như những khó khăn trong việc thực thi các quy định của pháp luật về đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể, tổ chức và lãnh đạo đình công. Đây là những thách thức lớn của tổ chức công đoàn Việt Nam và là vấn đề chưa có tiền lệ trong cách tiếp cận của hệ thống chính trị nước ta...

Trước những thách thức hiệp định CPTPP mang lại, phát biểu tại Hội nghị giới thiệu CPTPP và tác động đối với tổ chức công đoàn Việt Nam, diễn ra tại Bắc Ninh mới đây, ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn là biến khó khăn, thách thức thành cơ hội, giảm thiểu thách thức, tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam trong bối cảnh mới. Do đó, công đoàn cần phải đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động, lấy NLĐ làm trung tâm để tổ chức hoạt động; kiện toàn bộ máy quản lý; nói được tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của NLĐ, mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của NLĐ…

Để các tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả, Chính phủ cần xây dựng kịch bản để phát huy mặt tích cực, lợi ích thời cơ và có kịch bản, giải pháp hạn chế tác động tiêu cực tạo môi trường phát triển bền vững, thêm nhiều việc làm, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực lao động và công đoàn. Trong đó, việc hoàn thiện Bộ luật Lao động hiện nay là một trong những yêu cầu quan trọng. Đồng thời, tích cực tuyên truyền đến DN, NLĐ, tổ chức, cơ quan về nội dung của hiệp định cả về cơ hội và thách thức.

Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, CPTPP cũng được xem là bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế cũng như cộng đồng DN.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Tham gia Hiệp định CPTPP, các tổ chức công đoàn Việt Nam phải đổi mới, nâng cao năng lực, đội ngũ cán bộ, tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi, đổi mới tư duy và hành động, đặc biệt hướng tới việc bảo vệ và chăm lo quyền lợi NLĐ.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Công đoàn

Tin cùng chuyên mục

Gần 400 gian hàng tham gia triển lãm các sản phẩm dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Petrolimex Sài Gòn nỗ lực mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

PC Quảng Trị: hơn 8.000 khách hàng tham gia thi đua 'Hộ gia đình tiết kiệm điện' năm 2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức đào tạo về quản trị kinh doanh, chuyển dịch năng lượng xanh

Con đường để Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia

'Gian hàng Quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion' trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba

Chân dung doanh nhân 8X ngồi 'ghế nóng' Tập đoàn BIM Group

Nhà máy thủy điện Khe Bố tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Quảng Trị: tiết kiệm hơn 18 triệu kWh trong 10 tháng đầu năm 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện

FA’NU khẳng định mình trên thị trường dinh dưỡng: Top 5 thương hiệu uy tín quốc gia 2024

Delta Group dấu ấn một tổng thầu xây dựng hàng đầu, nơi con người là giá trị cốt lõi.

Thông tin khách hàng được ngành điện TP. Hồ Chí Minh bảo mật như thế nào?

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình 'Tháng Tri ân khách hàng năm 2024'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

BCG Eco hợp tác với đối tác Singapore thúc đẩy dự án tín chỉ Carbon tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất