Đề xuất nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cấp cơ sở rất thấp, gây khó khăn cho hoạt động và khó thu hút nhân lực tham gia.
Đà Nẵng: Vinh danh 73 cán bộ Công đoàn cơ sở tiêu biểu Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động: Ưu tiên cán bộ công đoàn được đào tạo chuyên ngành Hoạt động của công đoàn cơ sở còn lúng túng, kém hiệu quả

Bổ sung quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn

Sáng 24/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn (Điều 31), trên cơ sở ý kiến của cấp có thẩm quyền và tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý Điều 31 theo hướng: Bổ sung quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn (khoản 1); rà soát nhiệm vụ chi kinh phí công đoàn bảo đảm bao quát và đầy đủ hơn (khoản 2).

Đồng thời, không quy định trong Luật việc phân phối kinh phí công đoàn khi có nhiều tổ chức đại diện của người lao động để bảo đảm linh hoạt, hài hòa; bổ sung quy định “Sau khi thống nhất với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn” (khoản 4); giao Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (khoản 5).

Về tài sản công đoàn (Điều 32), Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng: Theo khoản 1 Điều 3, Điều 28 và Điều 68 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nguồn hình thành tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao, tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, từ nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh các tài sản được hình thành từ nguồn tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật, tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách Nhà nước, tài sản của công đoàn còn được hình thành từ nguồn vốn của Công đoàn, tài chính công đoàn, nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, nguồn hỗ trợ của người sử dụng lao động và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Thực tế hiện nay, không phân biệt được sở hữu Nhà nước, sở hữu Công đoàn và do lịch sử để lại cũng khó có thể tách bạch tài sản của Nhà nước, việc liệt kê tài sản của Công đoàn rất khó. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo chỉnh lý theo hướng liệt kê cụ thể tài sản của công đoàn và thể hiện tại khoản 1 Điều 32 của dự thảo Luật.

Đề xuất nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sáng 24/10, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương - cho hay, hiện nay, mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cấp cơ sở rất thấp, gây khó khăn cho hoạt động và khó thu hút nhân lực tham gia tổ chức Công đoàn cấp cơ sở.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Hải Dương

Theo đại biểu, tuy dự thảo luật không quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu tài chính Công đoàn nhưng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quan tâm, nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở để phù hợp với trách nhiệm và tình hình hiện tại.

Về bảo đảm hoạt động của Công đoàn, đại biểu Trần Kim Yến - đoàn TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, các điều khoản trong dự thảo luật đã quy định về tổ chức, bộ máy, cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất và tài chính. Đây là những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Theo đại biểu, một số nội dung này trong dự thảo luật chưa bao quát hết và nên phân chia rõ về tổ chức bộ máy Công đoàn và tài chính, tài sản Công đoàn.

Về cán bộ Công đoàn chuyên trách, theo đại biểu, cần có quy định sự chủ động về biên chế, số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách theo số lượng công đoàn cơ sở, đoàn viên công đoàn và khả năng chi trả lương từ nguồn tài chính công đoàn.

Đại biểu dẫn chứng có Công đoàn cấp huyện quản lý hơn 2.000 Công đoàn cơ sở và gần 150.000 đoàn viên Công đoàn nhưng chỉ có 13 cán bộ Công đoàn, sẽ rất khó cho hoạt động và chất lượng.

Cũng theo đại biểu, dự thảo luật quy định với việc đầu tư nhà ở xã hội, công trình văn hóa thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan để phục vụ cho đoàn viên Công đoàn và người lao động. Đây là một nội dung mới mà Quốc hội, Chính phủ giao cho Công đoàn.

Tuy nhiên, nếu chỉ ghi ngắn gọn như vậy trong dự thảo luật và không được cụ thể hóa chi tiết rõ ràng hơn, sẽ rất khó cho tổ chức Công đoàn khi triển khai thực hiện. “Như vậy, nếu lúc làm sẽ phải đi xin các bộ, ngành; kéo dài thời gian, chậm tiến độ thực hiện” - đại biểu nói.

Đại biểu Dương Văn Phước - đoàn Quảng Nam - nhận xét, hiện nay, số lượng biên chế được giao cho Công đoàn ít, trong khi đoàn viên Công đoàn, viên chức, lao động liên tục tăng, các liên đoàn lao động tiếp tục phát triển. Như vậy, việc quản lý không đảm bảo, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nếu không bố trí thêm cán bộ Công đoàn chuyên trách.

Đại biểu đề nghị dự thảo luật giữ quy định giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được quyền quyết định số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của Công đoàn và Công đoàn cơ sở.

Nói về quyền của đoàn viên Công đoàn, đại biểu Dương Văn Phước cho biết, dự thảo chưa quy định về quyền của đoàn viên được hưởng các thiết chế văn hóa thể thao, hạ tầng kỹ thuật. Do đó, đề nghị bổ sung quyền này và viết theo hướng đoàn viên được hưởng chính sách chăm lo, phúc lợi, thuê nhà ở, các thiết chế văn hóa thể thao có liên quan.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công đoàn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa trong quý I/2025 và định hướng trong thời gian tới.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định bí thư, phó bí thư và nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập, bảo đảm tính ổn định, thống nhất và hiệu quả tổ chức bộ máy.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình mở ra không gian văn hóa - kinh tế liên vùng, khơi dậy bản sắc, tạo nền tảng phát triển bền vững từ lòng dân.
Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong những năm tới, với kế hoạch tăng trưởng từ 10-15% trong năm 2025.
Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục...

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cải cách, tinh gọn bộ máy, cùng quyết tâm xây dựng hệ thống chính trị hiện đại, linh hoạt.
Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng sẽ mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị, Cục trưởng Cục Trinh sát, Bộ đội Biên phòng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Đảng bộ Báo Công Thương đã nỗ lực, không ngừng đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương.
Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa cho biết, từ khâu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất và bán thuốc giả đều trên không gian mạng nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng.
Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào cùng bày tỏ quan điểm cần cách thức đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác, trong đó có lĩnh vực thương mại song phương.
Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, việc sửa Luật Doanh nghiệp lần này với tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines  phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam - Philippines cần đẩy mạnh kết nối, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 10 tỷ USD.
Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu hoàn thiện thủ tục, khởi công đúng hạn hai dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành và Ninh Bình - Hải Phòng.
4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812 ngày 24/4 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình nhằm kiến tạo tỉnh Phú Thọ mới theo mô hình đa trung tâm, tích hợp vùng, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chiều 24/4, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường diễn ra tại Phủ Chủ tịch nước Lào. Chuyến thăm sẽ tạo xung lực, đưa quan hệ hai nước phát triển đột phá.
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Tại buổi tiếp đại sứ một số nước đến trình Quốc thư, sáng 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước.
Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ Báo Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, đưa Báo phát triển toàn diện, hướng tới trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu.
Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Những điểm mới của Luật 57/2024/QH15 sửa đổi các quy định về quy hoạch, đầu tư, PPP, đấu thầu, tạo hành lang pháp lý minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư.
Mobile VerionPhiên bản di động