Thứ sáu 22/11/2024 03:42

Công bố kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng học đường

Ngày 3/7/2019, tại Hà Nội, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về “Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam”.

Đây là một nghiên cứu độc lập của Viện Dinh dưỡng, nhằm đánh giá chính xác thực trạng dinh dưỡng của học sinh ở các độ tuổi các nhau, ở khu vực địa lý tình trạng xã hội khác nhau, từ đó tìm ra những nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề liên quan như thừa cân béo phì (TCBP) và suy dinh dưỡng.

Nghiên cứu đã cho thấy những bất cập tồn tại trong khía cạnh dinh dưỡng và hoạt động thể lực ở trẻ thuộc các lứa tuổi khác nhau. Theo nghiên cứu, học sinh tiểu học có khẩu phần ăn uống giàu năng lượng và protein thậm chí cao hơn nhiều so với ngưỡng khuyến nghị, nhưng mức độ tham gia các hoạt động thể lực lại thấp, dẫn đến tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học khá cao, nhất là ở khu vực thành thị. Trong khi đó, khẩu phần ăn của học sinh ở lứa tuổi trung học hiện chưa đạt ngưỡng khuyến nghị về năng lượng, sắt, kẽm, canxi và các loại vitamin, dẫn đến tỷ lệ thấp còi ở học sinh trung học còn cao.

Phát biểu khai mạc tại buổi hội thảo, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ: “Học sinh chiếm trên 1/4 dân số cả nước, là tương lai của đất nước. Nếu muốn cải thiện tầm vóc, thể lực của người Việt Nam thì việc triển khai các can thiệp về sức khỏe học đường nói chung và đặc biệt là dinh dưỡng học đường nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Viện Dinh dưỡng thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu nhằm thấy được bức tranh và xu hướng về tình trạng dinh dưỡng của học sinh, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp cho giai đoạn tới nhằm cải thiện yếu tố nguy cơ và tình trạng dinh dưỡng cho học sinh; nâng cao tầm vóc, trí tuệ và sức khỏe người Việt Nam, đáp ứng nguồn lực chất lượng cao trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.”

Những kết quả chính của nghiên cứu bao gồm: Tỷ lệ TCBP giảm dần theo độ tuổi của học sinh và có khác biệt lớn giữa các khu vực; Nhóm TCBP có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất đạm trong khi đó nhóm không TCBP lại có xu hướng tiêu thụ các loại đồ uống có đường sản xuất công nghiệp và các thực phẩm có đường; Học sinh TCBP có xu hướng sử dụng tất cả các nhóm lương thực, thực phẩm ở mức cao hơn so với nhóm học sinh không TCBP; Hoạt động thể lực của học sinh hiện đang đối nghịch với tình trạng về cung cấp năng lượng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố liên quan đến tình trạng TCBP ở trẻ, bao gồm tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, điều kiện kinh tế xã hội và trình độ văn hóa của bố mẹ,.. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng liên quan trực tiếp đến tình trạng này. Thường xuyên ngồi trước màn hình, sử dụng nhiều đồ uống có đường chế biến và bán trên đường phố (như nước mía, nước đá bào siro, trà sữa...) làm tăng nguy cơ TCBP. Điều đáng chú ý, nghiên cứu cho thấy nhóm không TCBP lại có xu hướng tiêu thụ các loại đồ uống có đường sản xuất công nghiệp và các thực phẩm có đường nhiều hơn so với nhóm TCBP. Ngược lại, nhóm TCBP lại có tần suất tiêu thụ các loại đồ uống đường phố cao hơn so với nhóm không TCBP. Theo nghiên cứu, tần suất sử dụng đồ uống có đường trên đường phố là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh TCBP của học sinh trung học phổ thông lên 1,4 lần.

Theo PGS.TS Trần Thúy Nga, Chuyên gia nghiên cứu Viện Dinh dưỡng quốc gia, chủ nhiệm đề tài, cần định hướng các chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng nông thông và phòng chống TCBP ở khu vực thành thị, tăng cường truyền thông giáo dục tại nhà trường về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cân đối, hợp lý. “Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường và các ban ngành cần tạo điều kiện cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối, tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày cho trẻ”, PGS.TS Trần Thúy Nga nhấn mạnh.

Nghiên cứu về “Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh thành Việt Nam” được tiến hành trong 12 tháng trên 5.028 học sinh từ 7 - 17 tuổi, tại 75 trường học tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng.
Nguyễn Hường
Bài viết cùng chủ đề: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm