Còn tình trạng “có tiền mà không tiêu được”, kinh tế sẽ khó phục hồi

Theo Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay, mà chúng ta cần quan tâm giải quyết chính là tình trạng “có tiền mà không tiêu được”.
Chương trình hỗ trợ lãi suất nhằm phục hồi kinh tế không đạt mục tiêu đề ra Đề xuất giảm thuế VAT 2% tới giữa năm 2024 để phục hồi kinh tế Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu: Giải pháp thiết thực hỗ trợ phục hồi kinh tế

Tăng trưởng tín dụng thấp thì không thể có tăng trưởng GDP cao

TS. Vũ Tiến Lộc - đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho biết, các số liệu được Tổng cục Thống kê công bố cũng như ý kiến phản ánh của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 cho thấy nền kinh tế nước ta đang hết sức khó khăn. Các con số về tăng trưởng GDP về phát triển doanh nghiệp đều ở mức rất thấp trong lịch sử.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội
Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội

Trong bối cảnh đó, điều khiến chúng ta quan ngại nhất là nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong thời gian qua chỉ có tác động rất hạn chế. Lãi suất mặc dù đã giảm sâu về mức của thời đại dịch - năm 2020, 2021, nhưng vẫn không thể kích hoạt được đầu tư của khu vực tư nhân.

"Năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế không cao, tăng trưởng tín dụng rất thấp. Tín dụng là máu của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng thấp thì không thể có tăng trưởng GDP cao" - TS. Vũ Tiến Lộc nói.

Theo đại biểu, gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ thì gần như không giải ngân được. Đầu tư công một trong những giải pháp kích cầu chủ lực trong suy giảm kinh tế, cũng chỉ được giải ngân với tốc độ rất chậm và gặp nhiều trở ngại, mặc dù, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương đã có rất nhiều nỗ lực.

Mặc dù vậy, đại biểu cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, nền kinh tế của chúng ta vẫn có nhiều điểm sáng, mà việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô trong một thế giới đầy bất ổn là một thành quả đặc biệt quan trọng. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tỷ giá tương đối ổn định, bất chấp các sức ép từ bên ngoài đang gia tăng.

Ngoài ra, khu vực công nghiệp cũng dường như đã đảo ngược được xu hướng suy giảm hồi đầu năm và đang từng bước phục hồi. Tốc độ sụt giảm của xuất khẩu cũng đang chậm dần. Đầu tư nước ngoài đang có những tín hiệu tích cực.

"Các xu hướng này cho phép chúng ta hy vọng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt mức mục tiêu mà chính phủ đề ra, tuy nhiên chúng ta còn rất nhiều việc phải làm" - TS. Vũ Tiến Lộc nêu.

"Thể chế tốt có thể khai thông nguồn lực và giúp tiền đẻ ra tiền"

TS. Vũ Tiến Lộc cho hay, để phục hồi và phát triển nền kinh tế thì tiền bạc là quan trọng. Nhưng điều còn quan trọng hơn tiền bạc là thể chế. Thể chế tốt có thể khai thông nguồn lực và giúp tiền đẻ ra tiền, còn thể chế tồi thì “có tiền cũng không tiêu được”.

Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay vẫn là phải tiếp tục đẩy mạnh những cải cách thể chế, để đơn giản hoá các thủ tục hành chính, mà theo phản ánh của người dân và doanh nghiệp, đang trở nên nặng nề hơn trong mấy năm qua, khắc phục cho được những quy định pháp lý chồng chéo, bất cập, và nhất là thiếu minh bạch đang gây rủi ro cho người thực hiện.

Đồng thời phải gỡ bỏ cho được tâm lý sợ oan sai, e ngại thanh tra, kiểm tra của các cán bộ công chức cũng như doanh nghiệp. Đại biểu đề nghị, cần nghiên cứu và đặt ra các giới hạn về tần suất, phạm vi của các cuộc thanh tra, kiểm tra để các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung nỗ lực giải ngân các gói hỗ trợ, phục hồi kinh tế.

Chúng ta cũng cần bổ sung ngay các chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm và không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, đồng thời phải triển khai thiết thực, tận tâm các biện pháp bảo vệ cán bộ và cả các doanh nhân dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Để có tính pháp lý cao cần phải luật hoá các quy định về vấn đề này.

Trong thời kỳ khủng hoảng thì giải pháp kinh điển, trực diện và có thể phát huy hiệu quả nhanh nhất là bơm tiền vào nền kinh tế. Các quyết định bơm tiền đã được Quốc hội ban hành nhưng việc triển khai thực hiện đang gặp rất nhiều trở ngại.

Do đó, nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay, mà chúng ta cần quan tâm giải quyết chính là tình trạng có tiền mà không tiêu được”. "Chừng nào vẫn còn tình trạng này, thì chừng đó chúng ta khó có thể hy vọng vào sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong thời gian tới" - ông Lộc nói.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Xem thêm