Còn nhiều dư địa để phát huy mạnh mẽ các kết quả hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc. Trong 2-3 năm tới, khi tình hình Covid-19 được không chế, ước mức quy mô giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ đạt trên 100 tỷ USD.
Doanh nghiệp Hàn Quốc cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam

9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh ở Việt Nam

Chiều 13/12, giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, tại Thủ đô Seoul, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug đã cùng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) phối hợp tổ chức.

Còn nhiều dư địa để phát huy mạnh mẽ các kết quả hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch FKI Huh Chang Soo bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu của Việt Nam thời gian qua. Trong khủng hoảng đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,91% năm 2020 và 6 tháng đầu năm nay đạt 5,64%. Việt Nam đặt mục tiêu đạt bình quân GDP đầu 5.000 USD vào năm 2045 và sẽ trở thành nước phát triển vào năm 2045. Là quốc gia có tiềm năng tăng trưởng lớn, Việt Nam đang hòa nhịp với xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đang thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

Chủ tịch FKI nêu rõ, là đối tác chiến lược của Việt Nam, Hàn Quốc ủng hộ tầm nhìn và tiềm năng phát triển của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc. Với Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba, đầu tư nước ngoài lớn nhất với khoảng 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, các doanh nghiệp này tuyển dụng khoảng 1 triệu người lao động Việt Nam. Trong 2-3 năm tới, khi tình hình Covid-19 được không chế, ước mức quy mô giao dịch thương mại giữa hai nước sẽ đạt trên 100 tỷ USD.

Những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong thời gian gần đây trên phạm vi toàn cầu khiến kinh tế Việt Nam, Hàn Quốc và doanh nghiệp hai nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, như câu tục ngữ về tình bạn của người Việt Nam “suốt đời gắn bó keo sơn, cùng chung chí hướng, cùng nhau kết tình”, Chủ tịch FKI tin rằng, khi Việt Nam và Hàn Quốc gắn kết với nhau, hai nước có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug khẳng định, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam là cơ hội đưa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên tầm cao mới. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương hai nước ký kết một số hiệp định, thoả thuận hợp tác rất quan trọng. “Trong chuỗi kinh tế toàn cầu và chuỗi giao lưu hàng hoá toàn cầu thì mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc vô cùng quan trọng. Nhân dịp chuyến thăm, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc sẽ phát triển sâu hơn, bền vững hơn” - Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc nhấn mạnh.

Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ hết sức tốt đẹp. Hai nước sẽ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022. Trên cơ sở quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước, hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch là một trong những trụ cột của quan hệ song phương. Việt Nam là đối tác hết sức quan trọng của Hàn Quốc không chỉ ở phương diện song phương mà còn cả trong khu vực ASEAN.

Trao đổi thương mại Việt Nam - Hàn Quốc hàng năm chiếm khoảng 50% tổng giá trị trao đổi thương mại Hàn Quốc - ASEAN. Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là đối tác trọng tâm trong Chính sách hướng Nam mới tăng cường của Hàn Quốc. Hai nước cũng đang xem xét nâng cấp quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” hiện nay lên tầm cao mới, xứng đáng với sự tin cậy, với quan hệ và tiềm năng hợp tác của hai nước.

Còn nhiều dư địa để phát huy mạnh mẽ các kết quả hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc
Các địa phương trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thoả thuận hợp tác với các doanh nghiệp của Hàn Quốc

Đại dịch Covid-19 trong hai năm vừa qua đã tác động tới cả hai nước nhưng với những Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định RCEP đã được ký kết, Hiệp định về Bảo hiểm xã hội sẽ được ký nhân chuyến thăm chính thức lần này và với rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký với các nước như CPTPP, EVFTA… Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, không gian và dư địa để phát huy mạnh mẽ các kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn còn rất nhiều.

Chủ tịch Quốc hội cũng đã thông báo với các doanh nghiệp Hàn Quốc về tình hình Việt Nam, những kết quả quan trọng về kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và phục hồi kinh tế trong thời gian qua. Năm 2021, Việt Nam dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 3%. “Điều đáng mừng là nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn đang rất ổn định. Lạm phát thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Các chỉ số của nền kinh tế trong tháng 9, tháng 10 trở lại đây liên tục có những khởi sắc. Xuất khẩu 11 tháng năm nay tăng trưởng hơn 24% so với cùng kỳ; có mức xuất siêu khá lớn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm đã sắp cán mốc 600 tỷ USD, riêng nông sản dự kiến đạt khoảng 45 tỷ USD” - Chủ tịch Quốc hội thông tin.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 theo chiến lược thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Đầu năm 2022, Việt Nam sẽ thí điểm mở lại các đường bay quốc tế, trong đó có điểm đến rất quan trọng là Seoul. Việt Nam cũng đang thúc đẩy cùng với các nước công nhận hộ chiếu vaccine để nối lại giao thương và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đi lại, hợp tác làm ăn.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để 60.000 chuyên gia, lao động Hàn Quốc nhập cảnh Việt Nam. Tới đây, khi hai nước nối lại đường bay quốc tế và công nhận hộ chiếu vaccine thì việc đi lại, trao đổi giữa hai nước sẽ ngày càng thuận tiện hơn.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề cập đến một nội dung rất quan trọng trong chuyến thăm lần này là đại diện Chính phủ hai nước sẽ ký kết Hiệp định về bảo hiểm xã hội, tương trợ lẫn nhau trong lĩnh vực này để bảo đảm quyền lợi được đóng bảo hiểm liên tục của người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc và người lao động Hàn Quốc sang làm việc tại Việt Nam. Đây là hiệp định đầu tiên của Việt Nam ký với nước ngoài, có nội dung khác với quy định của pháp luật Việt Nam.

Vừa qua đã có rất nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc chọn Việt Nam như một điểm đến, một quê hương thứ hai vì hai đất nước, hai dân tộc vốn có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược trong hợp tác song phương cũng như hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội Việt Nam khẳng định ủng hộ nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, phấn đấu đến năm 2023 riêng về thương mại sẽ đạt mốc 100 tỷ USD theo hướng ngày càng cân bằng và đến năm 2030 phấn đấu đạt mục tiêu 150 tỷ USD.

Tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã chứng kiến lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương trao 15 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thoả thuận hợp tác với các doanh nghiệp của Hàn Quốc.

Cùng với đó, 12 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thoả thuận hợp tác khác đã được ký và trao online. Trong các dự án được trao lần này có những dự án rất lớn như Bắc Ninh trao giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án nhà máy lắp ráp và thử nghiệm vật liệu thiết bị bán dẫn của Tập đoàn Amkor trị giá 1,6 tỉ USD hay Thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ và xúc tiến đầu tư các dự án mới của Tập đoàn Deawoo tại Việt Nam trị giá lên tới 2 tỉ USD.

Kết thúc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã trả lời và giải đáp những câu hỏi của các nhà đầu tư Hàn quốc đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm, năng lượng sạch, ô tô điện. Đây đều là những lĩnh vực Việt Nam khuyến khích đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đến từ Hàn Quốc.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Việt Nam- Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động