Thứ hai 23/12/2024 11:27

“Con đường sáng” cho nữ Tổng giám đốc gốc Phi đầu tiên của WTO

Bà Ngozi Okonjo-Iweala, một nhà kinh tế học và cựu Bộ trưởng Tài chính của Nigeria, đang có triển vọng “tươi sáng” sẽ trở thành Tổng giám đốc tiếp theo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với việc chính quyền Joe Biden tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ” sự ứng cử của bà.

Bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên và công dân châu Phi đầu tiên lãnh đạo Tổ chức WTO. Bà Yoo Myung-hee, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc, cũng là người lọt vào vòng chung kết cho vị trí quan trọng này, đã tuyên bố rút khỏi cuộc đua trong ngày 5/2, để ngỏ con đường cho ứng viên Okonjo-Iweala.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala sẽ trở thành nữ Tổng giám đốc gốc Phi đầu tiên của WTO với sự ủng hộ của Mỹ

Hai người phụ nữ đã được công bố là ứng viên lọt vào vòng chung kết cho vị trí hàng đầu của tổ chức thương mại vào tháng 10/2020, sau các vòng đấu loại, và ứng viên Okonjo-Iweala nổi lên là người có sự ủng hộ rộng rãi nhất tại WTO vào thời điểm đó. Nhưng vì tổ chức, một cơ quan quản lý thương mại đã tồn tại ở hình thức hiện tại từ năm 1995, yêu cầu không có ai trong số 164 thành viên phản đối sự lựa chọn này, nên Tổng thống Donald J. Trump khi đó là người ủng hộ ứng viên Yoo và không ủng hộ ứng viên Okonjo-Iweala, đã có thể kéo dài quá trình này cho đến nay.

Trong một tuyên bố ngày 5/2, Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ cho biết, bà Okonjo-Iweala “được nhiều người kính trọng vì khả năng lãnh đạo hiệu quả của bà và đã chứng minh được kinh nghiệm quản lý một tổ chức quốc tế lớn với số lượng thành viên đa dạng”.

Điều đặc biệt quan trọng cần nhấn mạnh là hai phụ nữ có trình độ cao đã lọt vào vòng cuối cùng để xem xét vị trí Tổng giám đốc WTO - lần đầu tiên trong lịch sử của tổ chức. Bà Okonjo-Iweala từng hai lần làm Bộ trưởng Tài chính Nigeria, dành 25 năm làm việc tại Ngân hàng Thế giới với tư cách là nhà kinh tế phát triển và hiện là Chủ tịch của Trung tâm Phát triển toàn cầu.

Việc tìm kiếm ai đó để lấp đầy khoảng trống lãnh đạo tại WTO bắt đầu sau khi cựu Tổng giám đốc Roberto Azevêdo của Brazil, thông báo vào tháng 5 năm ngoái rằng ông sẽ rời nhiệm sở sớm một năm, với lý do cá nhân và mong muốn các thành viên WTO bắt đầu lựa chọn người thay thế. Ông Azevedo chính thức rời WTO vào ngày 31/8/2020 mà không có người kế nhiệm. Nếu được chấp thuận, bà Okonjo-Iweala sẽ gia nhập một tổ chức đã bị tê liệt bởi các hành động của chính quyền Trump, tổ chức đã từ chối phê duyệt các ứng cử viên để lấp đầy các vị trí trống trong một hội đồng có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp thương mại.

Chính quyền Trump đã bất chấp các nguyên tắc của tổ chức bằng cách bắt đầu một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ông cũng đe dọa sẽ rút Mỹ ra khỏi cơ quan thương mại mà ông nhiều lần cáo buộc là đối xử bất công với Mỹ. Thương mại toàn cầu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, và bà Okonjo-Iweala rất mong muốn kết thúc quá trình lựa chọn để tổ chức thương mại có thể “chuyển trọng tâm sang đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế toàn cầu”.

Trong tuyên bố của mình, Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ cho biết, chính quyền Biden “mong muốn được làm việc với một Tổng giám đốc WTO mới để tìm ra các con đường phía trước nhằm đạt được cải cách thủ tục và thực chất cần thiết của WTO”.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba