Chủ nhật 29/12/2024 04:30

Cơ quan Năng lượng Quốc tế kỳ vọng tốc độ tăng trưởng nhanh của năng lượng tái tạo ở châu Âu

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu bắt nguồn từ hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine tạo động lực cho sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo.

Theo một báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay, bắt nguồn từ hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine, đã tạo động lực chưa từng có cho sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo (RES).

Nghiên cứu này xác nhận và hoàn thiện các dự báo mà IEA đã đưa ra vào tháng 6/2022: “Khối lượng đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo đang tăng lên, nhưng sự tăng trưởng chủ yếu nhờ vào Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Trung Quốc. IEA kỳ vọng RES sẽ trở thành nguồn điện lớn nhất thế giới vào năm 2025, vượt qua sản xuất điện than bất chấp tốc độ tăng trưởng hiện tại để vượt qua giai đoạn chuyển đổi khó khăn”.

Năm 2022, vì lý do “an ninh năng lượng”, nhiều quốc gia đã sửa đổi chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo và tăng vốn đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo.

Theo IEA, tốc độ tăng công suất trong tương lai sẽ nhanh hơn nhiều so với dự kiến ​​năm 2021. Dự kiến ​​trong giai đoạn từ năm 2022-2027, khối lượng năng lượng tái tạo sẽ tăng gần 2.400 GW, tương đương với tổng công suất phát điện ở Trung Quốc (cuối năm 2021 là 2.377 GW), cao hơn gần 30% so với dự báo trong báo cáo năm 2021.

IEA nhấn mạnh rằng đây là “lần sửa đổi lớn nhất” trong lịch sử của tổ chức này. Theo dự báo của IEA, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 10% trong 5 năm tới và sẽ lên tới 38% vào năm 2027.

Tổng công suất phát điện từ năng lượng mặt trời trong giai đoạn này sẽ tăng gần gấp 3 lần, sẽ vượt qua nguồn phát năng lượng từ khí đốt tự nhiên vào năm 2026 và vượt qua than đá vào năm 2027.

Tại EU, nơi nhu cầu về than tăng đặc biệt đáng kể trong năm qua do các lệnh trừng phạt, tỷ trọng năng lượng tái tạo dự kiến tăng lên 45% trong vòng 8 năm, chứ không phải 40% như đã dự báo trước đó.

Một số quóc gia đã tích cực áp dụng các chính sách mới theo hướng này. Ví dụ, trong năm 2022, Đức và Tây Ban Nha đã thay đổi các mục tiêu dài hạn về năng lượng tái tạo và giảm khung thời gian cấp phép xây dựng các nhà máy điện mặt trời.

IEA lưu ý rằng việc ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo chậm nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải và sưởi ấm các tòa nhà. Tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải dự kiến ​​tăng từ 9% (năm 2020) lên 15% (năm 2027), chưa đáp ứng kế hoạch và nhu cầu của EU.

Cũng theo IEA, các doanh nghiệp chưa có động lực để tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong lĩnh vực này, dù thực tế là nhu cầu ô tô điện và nhiên liệu sinh học đang tăng lên rất nhanh. Khả năng tăng trưởng tỷ lệ năng lượng tái tạo được sử dụng trong hệ thống sưởi ấm của các tòa nhà sẽ chỉ là 3% (từ 11% vào năm 2022 lên 14% vào năm 2027).

Các chuyên gia IEA giải thích tỷ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng trong các lĩnh vực này thấp là do “mức độ phát triển chưa tương xứng”. Báo cáo mới không đưa ra câu trả lời rõ ràng, viện dẫn “các yếu tố phi chính trị” ảnh hưởng đến quy mô lợi nhuận: hợp đồng song phương dài hạn về mua điện, chiến lược phòng ngừa rủi ro và rủi ro trong thị trường bán buôn điện.

Đồng thời, IEA nhấn mạnh các doanh nghiệp có lợi nhuận cao cũng báo cáo chi phí tăng đáng kể. Tình huống này xảy ra khi Hội đồng châu Âu đưa ra phán quyết vào tháng 10/2022 yêu cầu các công ty năng lượng phải nộp thuế. Vẫn rất khó để đánh giá hậu quả của quyết định này vì mỗi quốc gia thành viên EU có quyền giải thích và thực hiện nó theo cách riêng của mình. Sự không nhất quán giữa các cơ chế quản lý có thể tạo ra tình huống không chắc chắn cho các nhà đầu tư đang tìm hiểu về RES.

Một phần của báo cáo IEA tập trung vào những thách thức chính mà các quốc gia EU phải đối mặt trong nỗ lực tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch: Các nền kinh tế tiên tiến đối mặt với những thách thức khó khăn nhất về quy mô, các nền kinh tế thị trường mới nổi đối mặt với những bất ổn chính trị và pháp lý, và các nền kinh tế đang phát triển đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Tuy nhiên, IEA kết luận rằng bất chấp những khó khăn, trong 5 năm tới, thế giới sẽ sản xuất tổng lượng năng lượng tái tạo bằng 20 năm qua.

Bình Nguyên (theo Kommersant)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 28/12/2024: Ukraine mở mặt trận thứ hai

Chiến sự Nga-Ukraine: Ukraine sắp hết tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/12: Nga đánh mạnh ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/12/2024: Đàm phán Nga-Ukraine có bước tiến mới; Nga cảnh báo tiếp tục phóng tên lửa Oreshnik

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/12: Nga bắt giữ Thiếu úy quân Ukraine; UAV Ukraine tấn công căn cứ Nga

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/12: Nga cải tiến 'UAV sát thủ'; Ukraine tấn công kho đạn Nga tại Rostov

Điểm danh hàng loạt tập đoàn lớn 'rót tiền' vào lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/12: Nga dội 'bão lửa' dồn dập, cảnh báo đanh thép Ukraine

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/12/2024: Hướng đi mới cho hòa bình ở Ukraine; Moldova vô tình thành tâm điểm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/12: Nga đối mặt nguy cơ 'chảy máu' thiết giáp; Ukraine thất thủ trên toàn chiến tuyến?

Truyền hình Mỹ: Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Rơi máy bay chở khách ở Kazakhstan, chưa rõ thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/12: Nga hé lộ thời gian Kurakhovo thất thủ; phòng tuyến Ukraine bên bờ sụp đổ

Báo Nga: Sẽ có nhiều 'bất ngờ lớn' trong quá trình đàm phán hòa bình Nga - Ukraine

Châu Âu rút khí đốt dự trữ với tốc độ chưa từng thấy