Thứ hai 28/04/2025 21:57

Cổ phiếu bất động sản lao dốc, VN-Index mất gần 15 điểm

Kết phiên hôm nay ngày 14/9, sắc đỏ gần như chiếm trọn bảng điện, VN-Index giảm 14,58 điểm (tương đương 1,18%) xuống còn 1.223,8 điểm.

VN-Index chỉ chớm xanh trong nửa đầu của phiên sáng trước khi rơi vào trạng thái mất điểm trước áp lực cung giá rẻ từ bên nắm giữ, hệ quả là giá cổ phiếu sụt giảm trên diện rộng. Các mã bất động sản đang chịu sức ép rất mạnh.

Trong phiên giao dịch ngày 14/9, nhóm cổ phiếu bất động sản giảm mạnh nhất thị trường. Ảnh minh họa

Thị trường có một nhịp hồi ngắn đầu phiên với mức cao nhất VN-Index đạt được là 1.244,21 điểm, trên tham chiếu khoảng 0,47%. Tuy nhiên độ rộng tốt nhất được ghi nhận tại đỉnh là 176 mã tăng/153 mã giảm, thể hiện khả năng nâng đỡ từ các trụ. Hơn nửa phiên còn lại, áp lực bán bắt đầu gây hiệu ứng mạnh, co hẹp độ rộng trong chỉ số đồng thời thanh khoản mạnh dần.

Khả năng nâng đỡ điểm số vẫn đang phụ thuộc vào một số trụ như GAS, SAB và vài mã ngân hàng. GAS tăng 2,08%, SAB tăng 2,64%, CTG tăng 2,15% là hai mã đáng kể nhất trong nhóm 20 mã vốn hóa lớn nhất thị trường. Còn lại chỉ có BID tăng 0,96%, TCB tăng 0,86% là đáng kể. VIB, STB, SHB, HDB là các cổ phiếu ngân hàng còn lại tăng nhẹ trong rổ VN30.

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang giảm mạnh nhất thị trường. Chỉ số đại diện VNREAL trên sàn HoSE đang giảm 2,13% so với tham chiếu. Ngoài đại diện VIC, VHM giảm sâu, còn có cả loạt mã nóng như QCG, LDG, NVL, VPH, KHG giảm trên 3%. Nhóm ITC, PDR, HAR, OCH, TDH, OGC… giảm trên 2%.

Các mã bất động sản chịu sức ép bán ra rất rõ khi VIC và NVL đang dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với tương ứng 742 tỷ và 581 tỷ đồng, giá đều rơi sâu. DIG, DXG, PDR, VCG, CII thanh khoản đều trên trăm tỷ đồng.

Các nhóm vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin, xây dựng, thuỷ sản đều giảm hơn 2% giá trị vốn hoá. Tại nhóm vật liệu xây dựng, HPG giảm 2,1%, HSG và NKG giảm hơn 3%. Nhóm thuỷ sản không còn mã nào giữ được sắc xanh, VHC giảm 1,8%, ANV và CMX giảm gần 4%, ACL giảm hơn 5%, FCM giảm gần 3%...

Dù giảm sâu nhưng thanh khoản lại tụt giảm so với phiên trước với 1,23 tỷ cổ phiếu khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch gần 27.000 tỷ đồng. Tính trên toàn thị trường tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 30.840 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào giá trị giao dịch trên thị trường, theo thứ tự là: VIC (1.529 tỷ đồng), NVL (1.466 tỷ đồng), SSI (1.208 tỷ đồng), HPG (973 tỷ đồng), VND (810 tỷ đồng), GEX (803 tỷ đồng).

Khối ngoại tiếp tục trạng thái mua ròng dù giá trị bán ròng giảm mạnh so với phiên trước. Thống kê, phiên hôm nay, khối ngoại chỉ bán ròng hơn 200 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM, HPG, VIC, STB, SAB. Đáng chú ý, khối ngoại chuyển sang mua ròng sàn HNX hơn 170 tỷ đồng và 7 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'