Có nên hình sự hóa hành vi đẩy giá đất gây lũng đoạn thị trường?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị cần có quy định chặt chẽ hơn, chế tài mạnh mẽ hơn trong hoạt động đấu giá đất để ngăn chặn tình trạng đấu giá "trên trời" rồi bỏ cọc như ở Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh).

Chiều 16/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường, đặc biệt là hoạt động đấu giá đất.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn chiều ngày 16/3

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho rằng: Cử tri nêu việc đấu giá đất ở nhiều nơi, nhà đầu tư đấu giá trên trời rồi bỏ cọc, như tại khu đô thị Thủ Thiêm. Việc này làm nhiễu loạn thị trường, sốt đất ảo, tạo mặt bằng giá đất mới, gây khó khăn cho xây dựng, phát triển. Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp nào cho tình trạng này?

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thực tế không chỉ có hiện tượng thổi giá còn có hiện tượng móc ngoặc, dìm giá, làm nhiễu loạn thị trường, gây ra nhiều hệ lụy. Nguyên nhân là do pháp luật liên quan đến đấu giá đất còn thiếu cụ thể như: Trình tự chưa chặt chẽ; chưa quy định điều kiện, năng lực của doanh nghiệp tham gia đấu giá; chế tài đối với người cố tình đẩy giá cao rồi bỏ cọc chưa đủ sức răn đe.

Đặc biệt, theo ông Trần Hồng Hà, các công cụ pháp luật để ngăn chặn tình trạng “quân xanh”, “quân đỏ”, “móc ngoặc” hoặc đe dọa người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cũng chưa chặt chẽ, thậm chí có sơ hở.

Đưa ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng trên, ông Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các quy định chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng này. Theo đó dù đã có quy định về điều kiện doanh nghiệp tham gia đấu giá đất, nhưng chưa quy định cụ thể về điều kiện năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, phải có chế tài mạnh mẽ hơn, nếu doanh nghiệp sau khi đấu giá xong rồi bỏ cọc thì phải bị xử lý, để lần sau họ không tham gia đấu giá được nữa, như vậy mới đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý cơ quan công quyền và doanh nghiệp lợi dụng vấn đề đấu giá.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) nêu vấn đề, có cần hình sự hóa việc bỏ cọc, thao túng thị trường, thổi giá hay không?

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thừa nhận cơ chế chính sách đang sơ hở không đồng bộ. Nhất là số tiền bỏ cọc không là gì so với hành vi bỏ cọc. Hành vi khiến lũng đoạn thị trường thì số tiền nhà nước đang bị thiệt hại như thế nào? Chính vì vậy cần phải xử lý nghiêm và hình sự hóa.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu) nhắc lại vụ đấu giá ở Khu đô thị Thủ Thiêm và đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn quá trình điều tra, giám sát liên quan dự án này. Có hiện tượng thổi giá để nâng giá trị cổ phiếu, đánh võng giá trị tài sản để vay ngân hàng không? Thực trạng sốt đất hiện nay là sốt ảo hay thật, và vi phạm thì có xử lý hình sự không?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm, Chính phủ đang giao cơ quan có trách nhiệm điều tra. Phương án mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra là người đấu giá xong phải trả tiền ngay trong 10 ngày, thay vì 90 ngày như trước đây, để cá nhân, tổ chức đấu giá thắng không đủ thời gian để trục lợi. Tiền đặt trước, đặt cọc hiện chỉ 5-10%, Bộ cũng sẽ xem xét tăng lên, đơn vị đấu giá phải chứng minh tài chính thông qua thẩm định của cơ quan có trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, hình sự hóa là quan hệ dân sự, hoặc hành chính biến thành hình sự. Còn đấu thầu bỏ cọc qua xem xét thấy sai phạm dân sự thì xử theo dân sự, vi phạm hành chính xử theo hành chính, còn thấy trong quá trình xem xét xử lý thấy sai phạm về hình sự thì xử lý theo hình sự.

Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) về việc, pháp luật đấu giá hiện nay khá phức tạp, nhiều quy định của pháp luật, với nhiều cơ quan tham gia nên khó trong xử lý. Vậy quan điểm của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề trên?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà lý giải, trong đấu giá có nhiều công cụ quản lý, từ cách tổ chức đấu giá, sử dụng công nghệ, đấu giá trực tiếp hay gián tiếp. Đấu giá 1 vòng hay 2 vòng là vần đề cần xem xét. Nhất là các chế tài xử phạt mang tính răn đe, đặc biệt là về kinh tế.

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Chiều 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung nhân dịp tới Việt Nam.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Tại Nghị quyết số 65/NQ-CP, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, kiên quyết không để thiếu điện trong cao điểm nắng nóng.
Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, phiên điều trần do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức là bước quan trọng trong quá trình xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, trong đó Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng chỉ ra giải pháp trong triển khai quy hoạch vùng và phát triển, liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng với 12 "từ khóa" quan trọng bao trùm và toàn diện.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 9/5.
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, với kết quả này, đây là năm thứ 7 tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò “quán quân” PCI.
Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. HCM; Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, Nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất thành phố mở rộng đường Láng từ khoảng 21m lên 53,5m, có chiều dài 3,8km, chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý thuê bao di động trả trước tại VNPT Kon Tum và Viettel Kon Tum, trong quý II/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Chiều 7/5, Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án này.
Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người tham dự diễn ra sáng 7/5 tại tỉnh Điện Biên.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 7/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối theo hình thức trực tuyến.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động