Thứ ba 26/11/2024 18:30

Cơ hội “có một không hai” để thâm nhập thị trường Canada

Trong 11 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Canada là một trong những đối tác tiềm năng lớn của Việt Nam. Đối với việc thực thi Hiệp định CPTPP, đây là lần đầu tiên và duy nhất Việt Nam và Canada có thoả thuận thương mại tự do, tạo căn cứ pháp lý quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và đầu tư của hai nước.

“Chân trời” kinh doanh rộng mở

Phát biểu tại hội thảo “Hiệp định CPTPP: Mở rộng chân trời kinh doanh Việt Nam - Canada” diễn ra ngày 25/4, tại Hà Nội, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị thuận lợi giữa hai nước, dư địa và tiềm năng phát triển còn nhiều, CPTPP với các cam kết cắt giảm thuế mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư, được coi như một cú hých lớn cho phát triển đầu tư, thương mại song phương, mở ra một chân trời mới cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Trong số 11 quốc gia thành viên của CPTPP, Canada nổi lên như nhân tố mang tính đột phá về mặt đối tác của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam và Canada đã và đang có một nền tảng quan hệ kinh tế, chính trị tốt đẹp hơn bao giờ hết. Hai nước đều là thành viên tích cực của nhiều diễn đàn quốc tế như: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie), Canada là một Đối tác đối thoại quan trọng của ASEAN… Giữa hai nước đã có nhiều chuyến thăm cấp cao và gần đây nâng cấp trở thành quan hệ “Đối tác toàn diện” của nhau vào tháng 11/2017, nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, trong đó, thương mại và đầu tư là yếu tố trụ cột.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, khi CPTPP có hiệu lực, việc cam kết của Canada xoá bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế ngay lập tức, trong đó bao trùm 78% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, chuyển từ mức thuế MFN trung bình là 17% xuống 0%. Như vậy, rõ ràng Canada đang mang lại cơ hội “có một không hai” để doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Được biết, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng 412% trong 10 năm qua, tính từ năm 2008 - 2018; và tăng tới 2.300% nếu tính từ năm 2000. Dự báo mức tăng trưởng thương mại bình quân trong những năm tới có thể đạt tới 20%. Việt Nam hiện nay đang là nước có lợi thế lớn trong thương mại song phương, xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 4 tỷ USD, xuất siêu 2,4 tỷ USD. Đặc biệt, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những mặt hàng xuất khẩu chính Việt Nam sang thị trường Canada cũng là các mặt hàng chủ lực của ta, gồm: dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, thủy sản, đồ gỗ… Bên cạnh đó, các mặt hàng thực phẩm, nông sản như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả… cũng bước đầu có tăng trưởng xuất khẩu tích cực sang thị trường này trong thời gian qua.

Việt Nam cũng là đối tác thương mại phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á của Canada. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada năm 2018 cao gấp 3 lần Indonesia, Philippines, gấp 2 lần Thái Lan và Malaysia.

“Đất nước lá phong đỏ” cũng xem Việt Nam như một “ngôi sao đang lên” ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với vị trí địa lý thuận lợi, thị trường 95 triệu dân, dân số trẻ và năng động cùng với chính sách kinh tế cởi mở, Canada mong muốn Việt Nam trở thành điểm đến tốt giúp đa dạng hóa thị trường thương mại và đầu tư, là cầu nối cho Canada hướng về châu Á, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn với các xung đột kinh tế - chính trị phức tạp, cùng với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ.

Nhiều dư địa

Tuy nhiên, theo ông Tạ Hoàng Linh, xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 1% tổng nhập khẩu của Canada. Điều này cho thấy, với khả năng cung ứng hàng hóa của Việt Nam và nhu cầu của Canada, dư địa phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Canada vẫn còn rất lớn. Bù lại, các sản phẩm công nghệ cao của Canada như máy móc, sản phẩm sinh học, hóa chất và các nguyên liệu cho sản xuất, chăn nuôi… luôn là những mặt hàng có nhu cầu cao tại Việt Nam.

Chia sẻ thêm về cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Canada, bà Đỗ Thị Thu Hương, Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada cho biết, tuy thị phần hàng Việt Nam tại Canada hiện chiếm chưa đến 1% lượng hàng nhập khẩu của Canada nhưng nhiều mặt hàng của Việt Nam lại được đón nhận rất tốt tại thị trường này như dệt may, da giày, thủy sản, hàng nội thất ....

Trong số các mặt hàng thủy sản đang là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này, nhiều chủng loại đã chiếm thị phần rất cao như cá basa (chiếm 100% thị trường cá da trơn nhập khẩu của Canada); tôm bao gồm tôm đông lạnh và tôm chế biến đứng đầu trong số các nước xuất khẩu tôm vào Canada và chiếm 1/3 thị phần nhập khẩu; cá ngừ vàng, mắt to đông lạnh chiếm 8% thị phần... Thuế MFN của Canada đối với các mặt hàng này sẽ giảm về 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục giữ vững thị phần và đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.

Về đầu tư, hiện nay, Canada là nhà đầu tư lớn thứ 14 của Việt Nam, với 149 dự án, trị giá hơn 5 tỷ USD. Các dự án được đánh giá là có chất lượng cao, với bình quân 1 dự án là 32,36 triệu USD, cao hơn so với bình quân đầu tư 1 dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là 13,97 triệu USD, với các lĩnh vực đầu tư chủ chốt như dịch vụ khách sạn, bảo hiểm, năng lượng tái tạo…

Theo đại diện của Thương vụ Canada tại Việt Nam, với việc thực thi CPTPP, các doanh nghiệp Canada ngày càng quan tâm hơn tới thị trường Việt Nam và muốn đẩy mạnh đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp nước này có thế mạnh như: cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, hàng không, giáo dục, lâm nghiệp.

Bộ Ngoại giao Canada cũng vừa thông qua Đề xuất Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm và bền vững - Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thực thi CPTPP”. Dự án sẽ do Chính phủ Canada tài trợ, tập trung vào các hoạt động đào tạo, tư vấn chuyên sâu 1:1, với mục tiêu là hỗ trợ các tổ chức chính phủ, hiệp hội và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có lãnh đạo nữ có giải pháp thiết thực, để tận dụng được các cơ hội, ưu đãi mà Hiệp định CPTPP mang lại.
Nguyễn Hường - Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả