Thứ hai 23/12/2024 16:40

Cơ hội cho hàng Việt thâm nhập vào thị trường Đức còn rất lớn

Hiện Việt Nam và EU đang thúc đẩy tiến trình đàm phán để đi tới ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thời gian tới.

 - Đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào Đức - thị trường lớn nhất của Việt Nam trong khối EU.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi thế từ FTA, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khuyến cáo các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng hàng hóa sang thị trường đầy tiềm năng này.

Theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, khi FTA Việt Nam-EU được ký kết, chất lượng hàng hóa sẽ trở thành yếu tố cạnh tranh chính. Do đó, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều rào cản khi xuất khẩu bởi đây là thị trường khó tính nên các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn cho sản phẩm nhập khẩu luôn được cập nhật, bổ sung nên các hệ thống kiểm soát rất phức tạp.

Vì vậy, doanh nghiệp trong nước phải nâng cao hiểu biết về chuyên môn thương mại quốc tế, đổi mới chiến lược kinh doanh.

Cùng với đó, tập trung xuất khẩu những mặt hàng chuyên biệt và có chất lượng, tạo nguồn hàng lớn với giá cả cạnh tranh và đặc biệt chú ý đến việc đầu tư xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã và có chiến lược kinh doanh dài hạn.

Thống kê từ Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm.

Riêng năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Đức đạt 7,692 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2012.

Đặc biệt, tính đến hết tháng Mười, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6,47 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Đức 4,19 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Đức là điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; thủy sản; túi xách, vi, vali, mũ... Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), hằng năm, Đức chi khoảng 550 tỷ USD cho nhập khẩu hàng tiêu dùng. Hàng hóa nhập khẩu vào Đức không chỉ phục vụ cho thị trường Đức mà còn tiếp tục được xuất khẩu sang 27 nước thành viên EU và các nước châu Âu khác. Chính vì vậy, Đức có thể được hỗ trợ trong việc chuyển giao công nghệ tốt hơn nhất là với những hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam như dệt may, giày dép, thủy sản sẽ có thêm nhiều cơ hội tại EU.

Bên cạnh đó, khi Đức trở thành một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam và là một trong những nền kinh tế lớn nhất của EU sẽ bảo đảm sự thuận lợi cho hàng Việt Nam thâm nhập thị trường Đức cũng như thị trường các nước EU.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia thương mại, hiện hàng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,2% nhu cầu nhập khẩu của thị trường này nên cơ hội cho hàng Việt xuất khẩu sang thị trường Đức còn rất lớn.

Bên cạnh đó, hai nước đã ký kết một loạt hiệp định quan trọng như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định hợp tác trong lĩnh vực hàng hải, hàng không… tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tăng cường quan kệ kinh tế-thương mại song phương.

Bên cạnh đó, cộng đồng hơn 125.000 người Việt đang sinh sống tại Đức cũng là cơ hội lớn cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu./.

Theo Thông tấn Xã Việt Nam

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam