Thứ sáu 22/11/2024 14:42
Triển lãm về Năng lượng mặt trời tại Việt Nam 2019

Cơ hội cho doanh nghiệp năng lượng mặt trời mở rộng mạng lưới

Để thúc đẩy sự phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam và tạo điều kiện cho sự hợp tác trong và ngoài nước, sáng ngày 25/9, Triển lãm Năng lượng mặt trời Việt Nam –Vietnam Solar Power Expo 2019 do Tập đoàn Neoventure tổ chức, chính thức được khai mạc.

Đây sẽ là điểm đến kết nối kinh doanh toàn diện để các doanh nghiệp chia sẻ kiến thức và mở rộng mạng lưới kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng mặt trời đang tăng trưởng nhanh chóng tại Việt Nam. Sự kiện thu hút 48 đơn vị trưng bày, hơn 300 doanh nghiệp tham dự, diễn ra trong 2 ngày từ 25 -26/9. Sự kiện bao gồm hoạt động triển lãm quy mô lớn, các hội nghị, hội thảo kỹ thuật và diễn đàn kết nối dự án

Lễ cắt băng khai mạc Triển lãm về Năng lượng mặt trời tại Việt Nam 2019

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, ông Tô Ngọc Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) – cho biết, trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện đã có 82 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 4.460 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia, điện mặt trời chiếm 10% tổng sản lượng điện cả nước. Ngoài ra, khoảng 13 dự án đang được hoàn thành, với tổng công suất 630 MW, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động cuối năm 2019.

Là điểm đến đầu tư năng lượng mặt trời “nóng nhất” khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, hướng đến mục tiêu đưa năng lượng mặt trời trở thành công nghiệp mũi nhọn. Điều này đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, nhà sản xuất và nhà thầu quốc tế trong ngành năng lượng mặt trời tham gia mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam.

Vì vậy, "các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần tận dụng tối đa cơ hội này để đầu tư, phát triển. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải định hướng kinh doanh theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và bền vững.”- ông Tô Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Triển lãm thu hút 48 đơn vị trưng bày và hơn 300 doanh nghiệp tham dự

Là nhà phân phối các sản phẩm và giải pháp năng lượng mặt trời của Growatt tại thị trường Việt Nam, ông Phan Ngọc Ánh – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Năng lượng Alena – chia sẻ, Growatt là nhà sản xuất đầy đủ dòng sản phẩm biến tần điện năng lượng và chuyên về dòng biến tần inverter điện mặt trời, sử dụng điện mặt trời trên mái nhà và điện mặt trời công nghiệp. Đặc biệt, trên mỗi inverter có lá màu xanh, biểu tượng năng lượng xanh, và có nhiều điểm thông minh hơn so với inverter khác, tích hợp công nghệ mới nhất, sử dụng trực tiếp mà không cần gắn thêm thiết bị ngoài tấm pin mặt trời.

Chính vì vậy, tham gia triển lãm lần này, công ty đã mang những sản phẩm ưu việt nhất, nhằm quảng bá sản phẩm, cũng như xúc tiến hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở lĩnh vực năng lượng mặt trời” – ông Phan Ngọc Ánh thông tin thêm.

Ông Marklus Lu – Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á- Thái Bình Dương Công ty GCL System Integration Technology Co.,LTD chia sẻ, sắp tới nhu cầu về điện của Việt Nam rất lớn. Vì vậy, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời là xu hướng trong tương lai sắp tới. Hiện nay, công ty đã cung cấp gần 700M tấm pin năng lượng cho các dự án điện mặt trời ở Việt Nam.

Hy vọng, thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ hơn cho các chủ đầu tư tại Việt Nam” – ông Marklus Lu nhấn mạnh.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời tìm kiếm đối tác kinh doanh tại triển lãm

Thực tế, nhằm tăng cường sự phát triển bền vững của năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã ban hành dự thảo mới từ Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Do Quyết định 11 hiện tại của Thủ tướng Chính phủ quy định về mức giá FiT là 9,35 US cents/kWh chỉ có hiệu lực cho đến ngày 30/6/2019, nên Dự thảo quyết định này quy định chương trình FiT mới trong 2 năm nữa từ 1/7/2019 đến 30/6/2019, áp dụng cho các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Quyết định này đề xuất các mức thuế khác nhau được phân loại theo 4 vùng chiếu xạ của Việt Nam và liên quan đến 4 loại công nghệ năng lượng mặt trời khác nhau. Việc phân chia các mức thuế cho thấy, chính sách của Nhà nước trong việc đa dạng hóa đầu tư năng lượng mặt trời ở các khu vực khác nhau của Việt Nam.

Hiện, Việt Nam đã nhận được các dự án lắp đặt năng lượng mặt trời với công suất hơn 30GW sau khi Dự án Biểu giá điện hỗ trợ (Fit) đầu tiên được triển khai, với tổng công suất lắp đặt năng lượng mặt trời tăng trưởng hàng năm đạt hơn 1.000 MW.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu