Thứ hai 28/04/2025 18:18

Chuyên gia nói gì về đề xuất đánh thuế giao dịch vàng?

Bày tỏ quan điểm về đề xuất đánh thuế giao dịch vàng, chuyên gia cho rằng, đây là một công cụ kinh tế nhưng cần hướng vào nhóm đầu cơ mua đi bán lại.

Để khắc phục những dấu hiệu bất ổn trong thị trường vàng hiện nay, một số ý kiến đã đề xuất Ngân hàng Nhà nước cần sớm kiến nghị Bộ Tài chính xây dựng các chính sách thuế đối với vàng.

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội

Quan điểm được đưa ra là việc áp dụng các chính sách thuế đối với thị trường vàng trong nước sẽ góp phần giảm bớt nhu cầu vàng của một số bộ phận nhà đầu tư và thị trường, đặc biệt đối với những đối tượng mua vàng với mục đích đầu cơ, tích trữ, thao túng giá vàng.

Đồng thời, giải pháp này có thể ảnh hưởng tâm lý của người tiêu dùng, khiến họ chuyển sang các kênh đầu tư khác, từ đó giúp kiểm soát giá vàng. Việc áp dụng thuế sẽ đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh vàng và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Nhận định về đề xuất đánh thuế giao dịch vàng. GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, đây là một công cụ kinh tế nhưng cần hướng vào nhóm đầu cơ mua đi bán lại, không nên đánh thuế vào những người có nhu cầu mua vàng để tích trữ.

Ông Hoàng Văn Cường đề xuất Ngân hàng Nhà nước khi bán vàng cần sử dụng hai hình thức. Một là, bán vàng dưới dạng tín chỉ vàng, thay vì cất giữ vàng tại nhà thì được lưu trữ tại ngân hàng. Như vậy, chắc chắn số vàng này không phải là đầu cơ.

Hai là, đối với những người mua bán vàng tín chỉ thì phải có chính sách ưu tiên. Cụ thể, khi mua vàng thì thủ tục mua vàng phải được giải quyết nhanh chóng bằng hình thức thanh toán online. Mua và bán phải được ưu tiên, khi mua không cần phải “đo đếm”, nếu mua vào thì phải mua với giá cao hơn so với người mua vàng vật chất.

Hình thức mua bán này sẽ có lợi cho những người mua, bán vàng chính đáng, không có động cơ làm nhiễu loạn thị trường. Có những người mua vàng vật chất lưu trữ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân, nhưng cũng có người mua vàng sau đó mang đi bán để kiếm lời thì cần phải áp dụng một mức thuế nhất định.

Mức thuế này sẽ tương đương với giá mua vàng trang sức. Bởi, có những người mua vàng trang sức như nhẫn, dây chuyền… thì giá sẽ bao gồm chi phí sản xuất, gia công… Như vậy, giá vàng trang sức bao giờ cũng cao hơn giá vàng nguyên liệu hay vàng miếng.

"Mức thuế phải tương đương với giá chi phí cho sản xuất từ vàng nguyên liệu thành vàng trang sức, để không ảnh hưởng đến người sản xuất, chế tác vàng, cũng như những người có nhu cầu mua vàng trang sức để sử dụng. Với việc đánh thuế này sẽ khắc phục được tình trạng đầu cơ, tích trữ vàng miếng và tạo ra sự lũng đoạn thị trường vàng" - ông Hoàng Văn Cường nói.

Trước băn khoăn về vấn đề rất khó để phân biệt người đầu cơ và người mua tích trữ vàng, ông Cường cho rằng, nếu mua để tích trữ và không có mục đích đầu cơ thì có thể gửi ngân hàng, khi mua bán vàng qua ngân hàng sẽ không bị đánh thuế, và sẽ mua với giá tín chỉ. Còn nếu mua vàng vật chất sau đó bán lại thì có thể bị đánh thuế. Như vậy, sẽ đảm bảo vẫn tôn trọng quyền của những người có vàng tích trữ.

"Việc xếp hàng mua đi, bán lại vàng là để đầu cơ và làm lũng đoạn thị trường vàng, điều này đã gây ra hỗn loạn giá vàng thời gian vừa qua. Vì vậy, cần phải đánh thuế vàng nếu mua đi bán lại. Tuy nhiên, không nên đánh thuế với những người mua vàng chính đáng" - ông Cường bày tỏ.

Đồng thời, để hạn chế tình trạng đầu cơ vàng, thì cần phải phân loại bằng hình thức lưu ký vàng tại Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng bán vàng và sử dụng tín chỉ vàng. Khi phát hành tín chỉ vàng, Ngân hàng Nhà nước là nơi lưu giữ thì sẽ không bao giờ bị lo mất vàng, thậm chí còn an toàn hơn rất nhiều khi mang vàng vật chất cất ở nhà.

Cũng theo ông Hoàng Văn Cường, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang có các chương trình bán vàng nhằm bình ổn giá và đưa giá vàng trong nước tiệm cận với giá vàng của thế giới. Việc này sẽ đáp ứng được yêu cầu chính đáng của những người cần phải mua vàng như là tài sản để tích trữ. Đây là việc làm rất cần thiết, và mang lại lợi ích cho người dân khi không phải mua vàng với giá cao.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, có tình trạng người mua vàng không phải để tích trữ mà với mục đích đầu cơ “mua đi bán lại” kiếm lời. Hành vi đầu cơ vàng để kiếm lời sẽ gây ra bất lợi cho nền kinh tế, động cơ này sẽ đẩy giá vàng tăng cao, người dân đổ xô đi mua vàng dẫn đến thâm hụt vốn đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất. Cho nên, cần phải có những biện pháp về mặt hành chính cũng như kinh tế đối với hoạt động đầu cơ này.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường vàng

Tin cùng chuyên mục

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số