Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Khó phân định chất lượng, trách nhiệm nếu doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ký với nhiều đầu mối
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần điều chỉnh thời gian điều hành giá như hiện nay xuống còn 1 ngày. Vậy các ý kiến, kiến nghị này có khả thi trong thực tế khi xăng dầuvẫn là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và là mặt hàng chiến lược? Dưới đây là kiến của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong về vấn đề này.
Đối với việc hàng chục doanh nghiệp (DN) đã gửi kiến nghị với Bộ Công Thương đề nghị cho DN bán lẻ được ký hợp đồng với nhiều DN đầu mối, việc này cũng hợp lý bởi về nguyên tắc một người bán rau ở chợ họ có thể mua ở nhiều hàng rau khác nhau, ông nào bán rẻ, rau tốt thì họ mua, việc tạo sự cạnh tranh giữa các đầu mối cũng là rất tốt.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong |
Chỉ có điều trách nhiệm chất lượng xăng dầu ai chịu trách nhiệm. Nếu không quy định rõ thì hai bên, 2 đầu mối sẽ cãi nhau trong khi DN bán lẻ không biết, không xác định nguồn hàng là của ai, bởi DN bán lẻ đâu có nhiều chỗ để, hay nói cách khác là không có chỗ để riêng xăng dầu của các DN đầu mối.
Ví dụ, DN bán lẻ cùng mua A92 hay A95 của 2-3 DN đại lý, sau đó, ông đổ dồn hết vào cùng một bể chứa, nếu chất lượng 2 DN cung cấp khác nhau thì sao? Việc này, doanh nghiệp bán lẻ cần tính toán, xử lý về kỹ thuật, nếu làm tốt thì mới cho phép, nếu không thì không được phép.
Đối với ý kiến về việc rút ngắn thời gian điều hành giá xuống 1 ngày/lần, theo tôi việc này là không được. Chỉ nên điều hành giá 1 ngày/lần khi xuất hiện những rủi ro, tuy nhiên, việc điều hành giá xăng dầu hiện nay vẫn đang dưới sự kiểm soát của nhà nước về vấn đề phân phối xăng dầu. Kể cả mấy DN tư nhân cũng nằm trong đầu mối chung của nhà nước…
Tuy nhiên, việc điều hành theo quỹ bắt buộc dự trữ phải có. Ví dụ, anh mua bao nhiêu là việc của anh, nhưng anh phải dự trữ đủ thời gian đảm bảo an toàn theo quy định. Trong khi thời gian điều hành hiện nay đã ngắn hơn cả mức quy định rồi. Thời gian dự trữ bắt buộc là 15 ngày, thời gian điều hành ngắn hơn, hiện là 11 ngày.
Những cửa hàng thuộc hệ thống đầu mối lớn vẫn đảm bảo cung cấp xăng dầu cho người tiêu dùng |
Đối với câu hỏi giá xăng dầu trong nước có độ trễ so với giá xăng dầu thế giới là nguyên nhân khiến các DN trong nước lỗ nặng thời gian qua. Tôi cho rằng DN nói không đúng, bởi khi DN đã phải dự trữ ở mức đảm bảo đủ thời hạn quy định thì DN mua theo giá cũ, làm sao mà lỗ được. Chưa kể DN còn lãi khi mà giá lên.
Tuy nhiên, khi độ trễ xuống thấp thì có thể DN bị lỗ, tuy nhiên, mua bán phải lỗ lãi thì mới được giá độc quyền. Chứ nay DN vừa được giá độc quyền vừa đảm bảo 100% lãi thì khó xảy ra! Chuyện lỗ lãi DN phải chấp nhận, nếu không thì DN không làm nữa.
Việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phải hợp lý và phù hợp với động thái của thế giới. Hôm nay xuống mai lại lên thì sao, lên cao rồi lại xuống thấp thì như thế nào?
Về DN đề xuất rút ngắn thời gian điều hành giá xuống 1 ngày/lần chỉ thực hiện được với điều kiện tự do cạnh tranh. Tức là không có chuyện độc quyền xuất hay nhập. DN nào muốn xuất thì xuất, muốn nhập thì nhập.
Cạnh tranh thị trường thì mới có mức giá thị trường, chứ các đại lý hiện nay họ rất tham, vừa muốn độc quyền, lại vừa muốn có giá thị trường. Giá thị trường hoàn toàn thì do các đại lý vì họ là người nhập và đề xuất giá.