Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch

Để phục hồi sau đại dịch, doanh nghiệp phía Nam cần được hỗ trợ nhiều hơn về nguồn vốn cũng như các chính sách “cơ sở hạ tầng” liên quan.
Đảm bảo vốn vay lãi suất thấp cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid-19

Báo Công Thương ghi nhận ý kiến của các chuyên gia kinh tế “hiến kế” để doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch bên lề Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp với chủ đề “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”, diễn ra ngày 11/8.

TS Lê Đạt Chí - Phó Trưởng Khoa Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Cần chú trọng giải ngân đầu tư công

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Lê Đạt Chí

Trước bối cảnh lạm phát có chiều hướng gia tăng, việc đưa ra các chính sách tín dụng càng thận trọng để giảm lạm phát. Vì thế mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo sự cân bằng giữa tốc độ tăng lãi suất và chính sách tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng Nhà nước thận trọng hơn trong điều hành chính sách tiền tệ, đưa lãi suất VND ở mức hợp lý so với lãi suất USD. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể sẽ thận trọng hơn trong việc nâng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong nửa cuối năm nay.

Vì thế để hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì tăng trưởng kinh doanh, kìm đà tăng lạm phát vấn đề còn lại là phải thúc đẩy đầu tư công nhất là của khu vực tư nhân. Hơn nữa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi trong những tháng cuối năm 2022, các yếu tố rủi ro đến từ bên ngoài vẫn tiếp tục tác động đến doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Thực tế cho thấy các chính sách thúc đẩy đầu tư công thông qua các gói giải pháp thời gian qua có nhiều song chưa mang lại hiệu quả cao, thiết thực cho các doanh nghiệp.

Việc giải ngân vốn đầu tư công nhất là vốn vay của khu vực tư nhân còn chậm, quyết toán chậm, lãi cao đi kèm với đó là vật tư cả leo thang làm kéo theo dự toán các chi phí tăng càng làm cho việc giải ngân, quyết toán đầu tư công chồng thêm khó khăn. Chính phủ, các Bộ ngành giải quyết những nút thắt liên quan đến hoạt động đầu tư công nhất là của khu vực tư nhân (vì khu vực này dùng vốn vay ngân hàng) sẽ là đòn bẩy kích thích tăng trưởng cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu: Cần triển khai nhanh hơn hiệu quả hơn các gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Nguyễn Trí Hiếu

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Thời gian qua Ccộng đồng doanh nghiệp đặt kỳ vọng chương trình phục hồi gần 350 nghìn tỷ đồng, thực hiện trong năm 2022 - 2023 đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất và có hiệu quả song thực chất việc triển khai cần phải tăng tốc hơn nữa nhất là trong bối cảnh nước rút hiện nay.

Phải nhìn nhận thực tế rằng việc triển khai các gói hỗ trợ tài chính này còn nhiều rào cản cả từ phía ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng chưa hẳn đã mặn mà thúc đẩy nhanh khi mặt bằng lãi suất cho vay thấp và lãi huy động có xu hướng ngày càng tăng cao, phải đảm bảo các yếu tố phòng tránh rủi ro cho nên các quy định cũng không dễ dàng cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội gần 350 nghìn tỷ đồng triển khai, trong đó tiếp tục hỗ trợ lãi suất và giảm thuế VAT 2% sẽ thực sự là liều thuốc hữu ích để các doanh nghiệp cơ cấu lại nợ và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Thời điểm này, hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế phụ thuộc vào quy mô gói hỗ trợ và tốc độ triển khai. Doanh nghiệp mong muốn chính sách hỗ trợ cũng phải nhanh và hiệu quả, đúng đối tượng, công khai, minh bạch...

Hiện nay các ngân hàng vẫn đang đẩy mạnh tín dụng và đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông. Nhiều ngân hàng đã dùng hết room tín dụng và hiện đang xin Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room tín dụng. Tất cả những điều này là hiển nhiên trong bối cảnh nền kinh tế cần được tiếp sức để tiếp tục quá trình phục hồi. Tuy nhiên, những điều này đang đi ngược lại chủ trương chống lạm phát khi với một dòng vốn tín dụng tiếp tục đổ vào nền kinh tế trong khi rủi ro lạm phát ngày càng cao. Vì thế chính sách tài khóa hiện nay hãy để mặt bằng lãi suất cho vay tăng khoảng 1%- 1,5% từ nay đến cuối năm để kiểm soát lạm phát, đồng thời khẩn trương giúp Chính phủ thực hiện các gói hỗ trợ kinh tế, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, từ phía Chính phủ cũng đã và cần thúc đẩy nhanh các chương trình cải cách thủ tục hành chính, các chương trình tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xóa bỏ các thủ tục đầu tư rườm rà, thuế, hải quan phải thật sự minh bạch, tránh tham ô nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Ông Phạm Thái Bình - Chuyên gia ngành bán lẻ tiêu dùng: Cần chính sách nhất quán, đồng bộ

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
Ông Phạm Thái Bình

Sau hai năm “gồng mình” chống dịch, hầu hết các doanh nghiệp đều đang đuối sức, rất cần các chính sách hỗ trợ. Cụ thể trong lĩnh vực hàng tiêu dùng - hiện nay thị trường nội địa được nhận định là nơi “trú ẩn” an toàn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay sức mua ở nội địa đang chịu ảnh hưởng bởi thu nhập của người dân sụt giảm (do việc làm của họ không ổn định, lương giảm). Bên cạnh đó, thị trường nội địa cũng đang chịu tác động của việc giá cả leo thang, dẫn tới người dân giảm chi tiêu.

Để thúc đẩy tiêu dùng nội địa, các Bộ, ban ngành phải cùng ngồi lại bàn bạc với nhau, đưa ra chính sách chung, nhất quán, chứ một mình Bộ Công Thương không thể gỡ hết các vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến tài chính, thuế, hạ tầng… Câu chuyện giảm giá xăng dầu đã cho thấy phải có sự chung tay. Hiện giá xăng dầu đã giảm và các vấn đề khác cũng vậy.

Theo đó, thứ nhất phải xem lại chính sách cơ sở hạ tầng như chi phí đường bộ, chi phí cảng biển, chi phí vận tải… bởi đây là những yếu tố để thúc đẩy kích hoạt tiêu dùng. Thứ hai là phải rốt ráo quản lý thị trường chặt chẽ hơn thông qua Luật một cách triệt để hơn, không để tình trạng mỗi nơi mỗi giá, mỗi địa phương mỗi kiểu. Thứ ba phải có giám sát chặt hơn về giá cả chất lượng sản phẩm.

TS Trần Hữu Hiệp - Chuyên gia nghiên cứu độc lập về phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Thúc đẩy kết nối- giao thương cung cầu cho doanh nghiệp

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Trần Hữu Hiệp

Có thấy từ đầu năm 2022 đến nay doanh nghiệp phục hồi khá tốt, tinh thần tái sản xuất kinh doanh lên cao. Song hiện có các rào cản cần lưu ý, nếu không độ trễ của nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cụ thể lạm phát ở các nước quá cao, có doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì nguyên vật liệu tăng cao, việc giải ngân vốn vay vẫn khó, lạm phát khiến dân giảm chi tiêu.

Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp trong gói 350.000 tỉ đồng cần đẩy nhanh, khi mà trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, doanh nghiệp rất khát vốn. Do đó, cần đáp ứng vốn cho doanh nghiệp thời điểm này để không bỏ lỡ cơ hội phục hồi của doanh nghiệp và cả nền kinh tế càng về các quý cuối năm càng lớn. Đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên vật liệu gia tăng từng ngày, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp lại càng "nóng" hơn bao giờ hết. Về chính sách kích cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế, cần sáng tạo các giải pháp riêng, phù hợp với tình hình. Trong đó, tập trung vào các giải pháp thúc đẩy đầu tư công để tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo động lực cho các doanh nghiệp ngành sắt thép, xây dựng... phát triển và lan tỏa tới các khu vực khác.

Về các vấn đề tăng lưu thông hàng hóa tiêu dùng cần tiếp tục đẩy mạnh liên liên kết vùng để tiêu thụ hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long; kết nối giao thương doanh nghiệp sản xuất-cung ứng, xuất khẩu, tham gia cung ứng nông sản, thực phẩm và xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa...

Tăng cường các chương trình khuyến mãi, các chương trình xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam sẽ góp phần kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, kết nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng để hình thành các chuỗi cung ứng hàng Việt... nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng trưởng về doanh thu cho doanh nghiệp, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

TS Huỳnh Thanh Điền - Giảng viên Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Chậm triển khai gói tài chính 40 ngàn tỷ là chậm đưa doanh nghiệp trở lại đường đua

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Huỳnh Thanh Điền

Mặc dù doanh nghiệp nào cũng cần được hỗ trợ nguồn vốn để vượt qua khó khăn sau đại dịch và phục hồi sản xuất nhưng điều mà doanh nghiệp cần hơn cả đó là một hệ thống cơ chế, chính sách thật sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ có thể tiếp cận vốn khi thủ tục, điều kiện tiếp cận vốn đơn giản, không còn bất hợp lý, tiếp cận được vốn hơn nữa thì họ mới có thể thu mua nguyên liệu, tự tin lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết công ăn việc làm, mở rộng đơn hàng xuất khẩu nhất là trong những tháng cuối năm này.

TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam: Tháo 3 nút thắt để thị trường bất động sản phát triển

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Sử Ngọc Khương

Có 3 yếu tố then chốt cần tháo gỡ để giúp cho thị trường bất động sản phát triển một cách lành mạnh, bền vững và minh bạch.

Thứ nhất là là hành lang pháp lý, pháp luật trong việc cấp phép, phê duyệt các dự án từ 1/2.000, 1/500 đến giấy phép xây dựng rồi xác định tiền sử dụng đất. Pháp lý khó làm cho nguồn cung trên thị trường kém dẫn đến thị trường không thực sự là minh bạch.

Thứ hai là liên quan đến dòng tiền, có nghĩa là nguồn tín dụng, ở đây cần có sự cân nhắc đối với dự án hoặc người mua, chứng minh sự phát triển của dự án tốt… cần sự hỗ trợ của các ngân hàng, các định chế tài chính.

Thứ ba là về quy hoạch cần phải rõ ràng cho các nhà đầu tư hoặc các nhà phát triển dự án nhìn thấy những quy hoạch rõ ràng của mình.

Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang: Cân đối lại cung - cầu trên thị trường

Từ khi sau dịch đến nay bất động sản đang phát triển một cách không trật tự, không có chuyên nghiệp tức nghĩa là phát triển không có bền vững, có nhiều lý do gây hậu quả đến ngày hôm nay.

Đối với thị trường bất động sản muốn phát triển ổn định sau dịch, đang gặp một số khó khăn nhất định gồm: Thứ nhất là mất cân đối cung - cầu, nguồn cung trên thị trường phân khúc trung cao cấp -hạng sang, còn cầu trên thị trường nhu cầu thực không có, dẫn tới lệch pha giữa cung - cầu và cần giải pháp điều chỉnh để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế.

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang

Thứ hai là về tín dụng, trước đây phát triển ồ ạt của việc cho vay bất động sản nhất là phát hành trái phiếu bất động sản không đúng mục đích tạo ra thị trường hút vốn về dự án mang tính đầu tư. Như vậy vô tình làm cho thị trường ảnh hưởng vạ lây, rom tín dụng đã hết, nhất là tín dụng về bất động sản. Điều đó với những bất động sản đầu cơ, đầu tư thì nên dùng biện pháp hạn chế. Còn đối với những sản phẩm bất động sản có nhu cầu thực thì chính sách tín dụng nên mở lại.

Thứ ba cần chính sách minh bạch và rõ ràng vì hiện nay chúng ta đang thiếu cái này. Chính sách không minh bạch, rõ ràng gây khó khăn cho doanh nghiệp, thành ra nguồn cung trên thị trường không thể kiểm soát được. Ngay thị trường lớn như TP. Hồ Chí Minh không có dự án bất động sản được cấp giấy phép trong 2 năm gần đây, thành ra tạo sự khan hiếm không đáng có. Cũng như chính sách về tách thửa đất tạo kẻ hở cho việc phân lô, bán nền tràn lan không đúng quy chuẩn. Do đó về chính sách pháp lý chúng ta nên đi theo một cái quy trình chuẩn, nhất là việc về định giá đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm được giá thành của sản phẩm bao nhiêu để tung ra thị trường.

Cuối cùng là minh bạch thị trường, tức là những giao dịch trên thị trường bất động sản cần minh bạch, có như vậy thị trường mới minh bạch, để người mua lựa chọ về giá sản phẩm.

Ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói 350 ngàn tỷ

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch

Tôi cho rằng cần tăng cường đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói 350 ngàn tỷ đồng hỗ trợ kích thích kinh tế sau dịch (tính đến tháng 7/2022, mới giải ngân được 48 ngàn tỷ đồng). Đặc biệt, gói đầu tư vào hạ tầng giao thông sẽ giúp thị trường bất động sản hồi phục và tạo đòn bẫy để thị trường phát triển trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh, tháo gỡ vướng mắc pháp lý dự án để tăng nguồn cung ra thị trường giải quyết bài toán khan hiếm nguồn cung mới như hiện nay, nhất là phân khúc căn hộ tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Ngoài ra, cần công bố rộng rãi, minh bạch hóa thông tin quy hoạch, đồng thời tăng cường giám sát thị trường để giảm thiểu trình trạng sốt ảo, thổi giá.

Cuối cùng là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất ngân hàng.

Thảo - Dương - Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của các ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các chỉ tiêu, đặc biệt là thu nhập, tổng tài sản, lợi nhuận.
Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Việc ông Nguyễn Hồ Nam gia nhập HĐQT Eximbank là động thái cho thấy Bamboo Capital đang tiếp tục củng cố sức ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát với ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024, lãi suất tiết kiệm 26/4, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất huy động, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành từ ngày 2/5.
Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng sốđạt 127.382 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 125.108.

Tin cùng chuyên mục

Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Ngày 25/4, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán Nhà nước với một số tỉnh, thành tại Tây Nam Bộ.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024. Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 8/5 tới, tại Hà Nội.
Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khiến thị trường giao dịch giằng co. Kết phiên, VN-Index giảm 0,64 điểm, tương đương 0,05%, xuống mức 1.204,97 điểm
SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.
Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Mã cổ phiếu BCE của Công ty CP Xây dựng và Giao thông Bình Dương vẫn đang trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hơn 40 tỷ đồng.
Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định cho VPBank.
Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ hai nhà điều hành hủy đấu thầu vàng.
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

Chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” BIDV và các diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 25/4: HDB, VRE và GVR

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 25/4: HDB, VRE và GVR

MBS ước tính tăng trưởng tín dụng của HDB tiếp tục duy trì mức trung bình 22%/năm trong giai đoạn 2024-2025, trong đó mảng khách hàng SME phát triển tích cực.
WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa làm việc với WB và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 tăng gần 66% so với quý 4/2023

VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 tăng gần 66% so với quý 4/2023

VPBank khởi động quý 1/2024 đầy thuận lợi với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Giai đoạn 2018 - 2019, VIB gây ấn tượng trên thị trường thanh toán không tiền mặt khi ra đời một trong những dòng thẻ cá nhân hóa đầu tiên tại Việt Nam.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Cổ phiếu đua nhau tăng trần đẩy VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Cổ phiếu đua nhau tăng trần đẩy VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Diễn biến tăng liên tục trong cả ngày và không có bất kỳ nhịp lùi điều chỉnh nào ở VN-Index, trong đó cổ phiếu bất động sản bật mạnh sau thời gian bị "nén chặt"
Chủ tịch Vinaconex: Không có chuyện rút khỏi dự án Cát Bà Amatina

Chủ tịch Vinaconex: Không có chuyện rút khỏi dự án Cát Bà Amatina

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Vinaconex khẳng định sự việc nhận hoàn trả 2.200 tỷ đồng từ chủ đầu tư Cát Bà Amatina là hoạt động luân chuyển vốn bình thường.
Đại hội Đồng cổ đông Bảo Minh (BMI) 2024: Cam kết đồng hành và phát triển bền vững

Đại hội Đồng cổ đông Bảo Minh (BMI) 2024: Cam kết đồng hành và phát triển bền vững

Sáng ngày 24/4/2024, Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh (HoSE: BMI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024.
Vì sao cổ phiếu của Tập đoàn Tiên Sơn bị đưa vào diện cảnh báo?

Vì sao cổ phiếu của Tập đoàn Tiên Sơn bị đưa vào diện cảnh báo?

Vi phạm trong quy chế Niêm yết và Giao dịch chứng khoán niêm yết, cổ phiếu của Tập đoàn Tiên Sơn (Mã: AAT) đã bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 24/4/2024.
Ngân hàng TPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu lên tới 25%

Ngân hàng TPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu lên tới 25%

Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ, tăng 34% đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.
Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 xuống 6%

Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 xuống 6%

Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, trong đó hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức 6% năm 2024 so với dự báo 6,7% trước đó.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/4/2024: Các nhà băng trở lại "cuộc đua" tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/4/2024: Các nhà băng trở lại "cuộc đua" tăng lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/4/2024, lãi suất tiết kiệm 24/4, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động