Thứ năm 24/04/2025 06:12

Chuyển đổi năng lượng sạch tại Mỹ

Một năm sau khi được thông qua, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đã giúp Mỹ đạt những bước tiến đáng kể trong thúc đẩy năng lượng tái tạo, cung ứng năng lượng sạch.

Đạo luật IRA trị giá 430 tỷ USD đầu tư vào các chính sách chi tiêu và giảm thuế, với một trong những mục tiêu nhắm đến là thúc đẩy sự phát triển của năng lượng sạch. Mỹ đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sau một năm triển khai IRA. Đạo luật này đã cung cấp các khoản tín dụng thuế cho các nguồn năng lượng ít carbon và không có carbon như gió, mặt trời, hạt nhân, công nghệ thu hồi carbon, nhiên liệu sinh học và xe điện.

Một dự án năng lượng mặt trời gần Nippon, bang California, Mỹ. (Ảnh: Reuters)

IRA cũng tài trợ cho các chương trình khác nhằm giảm phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính từ ngành dầu khí cũng như hỗ trợ tài chính cho các dự án thân thiện với môi trường tại các khu vực trên khắp nước Mỹ. Một số kết quả phân tích từ các cơ quan chính quyền Mỹ và tổ chức nghiên cứu tư nhân đều cho thấy, IRA đang thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo. Bộ Năng lượng Mỹ cũng công bố báo cáo cho thấy, IRA, cùng với Luật Cơ sở hạ tầng lưỡng đảng, sẽ cho phép triển khai mới khoảng 250 gigawatt năng lượng gió và 475 gigawatt năng lượng mặt trời.

Kể từ khi IRA được thông qua đã chứng kiến nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo hơn cả tám năm trước cộng lại. Có 210 dự án lớn về năng lượng sạch hoặc phương tiện thân thiện với môi trường đã được công bố trong năm qua, với khoảng 74.181 việc làm mới được tạo ra bởi các dự án này. Một báo cáo mới từ tổ chức nghiên cứu BloombergNEF dự báo rằng, năng lượng gió và mặt trời sẽ chiếm gần 50% tổng sản lượng điện của Mỹ vào năm 2035 và 64% vào năm 2050, một bước tiến đáng kể so với mức 12% của năm 2021. Báo cáo cũng kỳ vọng năng lượng từ các nguồn phát thải bằng 0 hoặc thấp, như gió, mặt trời, hạt nhân và khí đốt có thu hồi carbon, sẽ chiếm 87% tổng sản lượng điện của Mỹ vào năm 2035.

Đạo luật IRA giúp khôi phục một số hoạt động sản xuất quan trọng đối với nền kinh tế năng lượng sạch của Mỹ. Đạo luật này giúp tái thiết nền tảng sản xuất của Mỹ, giảm tình trạng gián đoạn nguồn cung và bảo đảm an ninh kinh tế của nước Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden còn nhiều việc phải làm để đạt các mục tiêu khí hậu của mình. Theo báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ, vào năm 2030, lượng khí thải nhà kính của Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 35%-41% so với năm 2005, vẫn thấp hơn so với mục tiêu cắt giảm 50% lượng khí thải do Tổng thống Biden đặt ra.

Tương tự, báo cáo của BloombergNEF ước tính rằng, lượng khí thải của Mỹ sẽ cao hơn 22% so với mục tiêu được chính quyền của Tổng thống Biden đặt ra vào năm 2030. Báo cáo cũng dự báo vào năm 2050, lượng khí thải của Mỹ sẽ giảm 54% so với năm 2021, một mức giảm đáng kể, nhưng vẫn chưa đạt mức phát thải 0% đặt ra. Ước tính về lượng điện đến từ các nguồn không phát thải hoặc phát thải carbon thấp cũng sẽ không đạt được mục tiêu là một hệ thống điện hoàn toàn không phát thải carbon vào năm 2035.

Để thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu đã đưa ra trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Trưởng bộ phận phân tích Bắc Mỹ của BloombergNEF Tom Rowlands-Rees khuyến nghị rằng, bên cạnh các biện pháp khuyến khích do IRA cung cấp, chính quyền Mỹ nên có thêm các chế tài để thúc đẩy các hành động thân thiện với môi trường.

Với nội dung nhấn mạnh đầu tư vào năng lượng sạch, đạo luật của Mỹ về chống lạm phát có thể được coi là văn kiện quan trọng nhất về khí hậu kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết cuối năm 2015. Trong bối cảnh vấn đề an ninh năng lượng là động lực lớn nhất cho đầu tư khí hậu, đạo luật IRA góp phần thúc đẩy Mỹ đầu tư nhiều hơn cho năng lượng sạch, tiến gần hơn các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.

Báo Nhân dân
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng sạch

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần 'đôi bên cùng thắng'