Chương trình Khuyến công quốc gia: Thay đổi diện mạo công nghiệp nông thôn

Mặc dù mới đi được hơn nửa chặng đường, Chương trình Khuyến công quốc gia (KCQG) đến năm 2020 đã góp sức đáng kể vào phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của cả nước. Đặc biệt, hiệu quả chương trình đã lan tỏa rộng khắp, thu hút nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Hiệu quả thiết thực

Theo số liệu từ Cục Công Thương địa phương (CTĐP) - Bộ Công Thương, tổng kế hoạch kinh phí KCQG 5 năm vừa qua (2014-2018) là 481,407 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này thu hút tới gần 2.300 tỷ đồng vốn đối ứng từ các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện và thụ hưởng. Đây là con số đáng ghi nhận về hiệu quả của chương trình, trung bình cứ 1 đồng vốn từ ngân sách nhà nước thu hút 4,78 đồng vốn đầu tư của cơ sở CNNT.

Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật là một trong những nội dung thu hút lượng vốn đối ứng lớn và cũng được ghi nhận đạt hiệu quả nhanh cho các cơ sở thụ hưởng. 5 năm qua, chương trình đã hỗ trợ xây dựng 210 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ 630 cơ sở chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

chuong trinh khuyen cong quoc gia thay doi dien mao cong nghiep nong thon
Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát huy hiệu quả

Để nhìn nhận toàn diện hiệu quả của nội dung này trong giai đoạn vừa qua, Cục CTĐP đã kiểm tra, đánh giá mức độ khả thi, tính hiệu quả các đề án tại 10 địa phương của 3 khu vực trên cả nước. Qua đánh giá, các mô hình đều là những hình mẫu cho các giải pháp sản xuất khu vực nông thôn, giúp các doanh nghiệp, cơ sở CNNT ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Có những mô hình mang tính đại diện cho cả vùng và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường; mức doanh thu sau khi được kinh phí KCQG hỗ trợ tăng trung bình khoảng 20% so với doanh thu trước khi được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, những nội dung thuộc Chương trình KCQG cũng được triển khai thực hiện, đạt hiệu quả rất tốt, như: Đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho hơn 18.000 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trung bình đạt trên 90%; hỗ trợ thành lập 186 doanh nghiệp sản xuất tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp cho 45 cụm công nghiệp tại 22 địa phương…

Theo đại diện Cục CTĐP, Cục đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời từ Bộ Công Thương trong hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai chương trình tới các địa phương và tổ chức dịch vụ khuyến công. Tổ chức khuyến công địa phương cũng như hệ thống khuyến công viên từng bước được hình thành, củng cố, kết nối thống nhất từ Trung ương đến địa phương và hoạt động ngày càng hiệu quả. Với những nỗ lực đó, mục tiêu của Chương trình KCQG đã và đang được thực hiện; khẳng định vai trò quan trọng, động viên và huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển CNNT; mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội đáng kể; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới.

Nỗ lực hoàn thành sớm mục tiêu

Quyết định số 1288/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình KCQG đến năm 2020 (Quyết định 1288) với mục tiêu huy động các nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khuyến công; khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người...

chuong trinh khuyen cong quoc gia thay doi dien mao cong nghiep nong thon
Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Với những kết quả đã đạt được trong 5 năm qua, Cục CTĐP đang nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt và vượt một số mục tiêu cụ thể đề ra tại Quyết định 1288. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các nội dung: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến cho các cơ sở CNNT; nâng cao năng lực tư vấn phát triển CNNT của các tổ chức dịch vụ công; đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền; tăng dần số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích và áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Đặc biệt, bảo đảm xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm đúng thời hạn, có chất lượng, phấn đấu có ít nhất 30% địa phương xây dựng được đề án KCQG điểm, tổ chức thực hiện đúng quy định và hoàn thành 100% các đề án được giao.

Để thực hiện mục tiêu trên, Cục CTĐP đã xây dựng hệ thống những giải pháp thiết thực. Theo đó về chính sách, Cục phối hợp với các địa phương xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách khuyến công cho phù hợp thực tế; cập nhật, hoàn thiện phần mềm phục vụ công tác thống kê số liệu và theo dõi quản lý chương trình, đề án khuyến công; ban hành quy định tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung quy trình cung cấp dịch vụ, định mức kinh tế kỹ thuật của hoạt động khuyến công; đào tạo cán bộ khuyến công.

Nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ trung tâm khuyến công theo hướng chuyên nghiệp; tăng cường hệ thống khuyến công viên cấp huyện, xã đủ mạnh về số lượng và chất lượng; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công; hạn chế những biến động về luân chuyển đối với cán bộ làm khuyến công, đặc biệt là việc điều động, thay thế cán bộ chủ chốt của các trung tâm khuyến công cấp tỉnh.

Về nguồn kinh phí, lồng ghép khuyến công với các dự án, chương trình mục tiêu khác để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển CNNT; tăng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chương trình. Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh, thành phố tăng mức hỗ trợ kinh phí khuyến công địa phương đối với các huyện nghèo, địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã nông thôn mới.

Ngoài ra, Cục CTĐP phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện văn bản có liên quan về hoạt động khuyến công; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các đề án tạo nên chuỗi giá trị trong một số ngành, lĩnh vực là thế mạnh điển hình của địa phương; đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, cung cấp kịp thời thông tin về cơ chế, chính sách đối với hoạt động khuyến công và phát triển công nghiệp, thương mại…

Chương trình KCQG giai đoạn 2021-2030 đã được Cục CTĐP xây dựng với định hướng chú trọng phát triển CNNT theo chiều sâu, góp phần tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.
Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngày 16/5, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII-năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Được coi là “tài sản quý giá nhất”, trong bất kỳ bối cảnh nào người lao động luôn được doanh nghiệp ngành dệt may cố gắng giữ việc làm, ổn định thu nhập.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó giấy bao bì sản xuất chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.
Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Tin cùng chuyên mục

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...
Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động