Thứ ba 19/11/2024 10:32

Chương trình bình ổn thị trường “bung hàng” đón Tết Kỷ Hợi

Theo đánh giá của Sở Công  Thương TP. Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn thị trường dịp Tết năm nay có số lượng hàng hóa, chủng loại dồi dào, đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, chương trình bình ổn thị trường năm 2018 – Tết Kỷ Hợi 2019 được triển khai từ ngày 1/4/2018 đến ngày 31/3/2019 với 92 doanh nghiệp (DN) tham gia. Hàng hóa bình ổn giá chủ yếu là lương thực, thực phẩm thiết yếu, cung ứng cho người tiêu dùng từ 3 nguồn chính sau, các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường, chiếm từ 30 - 40% thị phần; các chợ đầu mối (mặt hàng rau - củ - quả, thủy hải sản, thịt gia súc) chiếm 60 - 70% thị phần; 10 - 20% thị phần thuộc các DN khác. Năm nay, tổng vốn các ngân hàng hỗ trợ DN vay làm hàng bình ổn thị trường là 19.650 tỷ đồng, tăng 8,14% (1.480 tỷ đồng) so năm 2017.

Theo ông Kiên, các DN tham gia chương trình bình ổn năm 2018-2019 đã xây dựng kế hoạch sản xuất, dự trữ, cung ứng với nhiều sản phẩm, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá cả phù hợp, lượng hàng đủ khả năng chi phối và dẫn dắt thị trường, đảm bảo cân đối cung - cầu, an sinh xã hội. Nhiều nhóm hàng được chuẩn bị với sản lượng lớn như lương thực 4.702,8 tấn, trứng gia cầm 46.77 triệu quả, đường 1.982 tấn, thực phẩm chế biến 1.141,5 tấn, dầu ăn 1.182,4 tấn, thịt gia súc 3.827 tấn, thịt gia cầm 11.422 tấn, thủy - hải sản 174 tấn…

Bà Trương Thị Ánh (áo xanh) , Phó Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh và đoàn công tác trực tiếp khảo sát về công tác chuẩn bị hàng bình ổn giá và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Kỷ Hợi tại DN

Theo thống kê của Sở Công Thương TP. Hồ Chi Minh, đến thời điểm này, các DN tham gia kinh doanh hàng bình ổn chuẩn bị lượng hàng cho mùa Tết tăng 13,2 - 16,9% so với kế hoạch thành phố giao và tăng 23 - 36% so với kết quả thực hiện Tết Mậu Tuất 2018. Tổng trị giá các nhóm hàng lương thực, thực phẩm được các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng cho 2 tháng tết là 18.424,8 tỷ đồng, tăng 612,7 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, trị giá hàng hóa chuẩn bị nguồn hàng bình ổn là 7.532,6 tỷ đồng. Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết từ ngày 6/1 đến 4/2/2019 (tức từ ngày 1 đến 30 tháng Chạp Âm lịch), tổng trị giá hàng hóa DN chuẩn bị là 10.812,1 tỷ đồng, trong đó hàng bình ổn thị trường là 4.211,8 tỷ đồng.

Ông Kiên nói rằng, các DN bình ổn cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 2 tháng trước và sau Tết và thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm... “Bên cạnh hàng bình ổn giá trực tiếp bình ổn và điều tiết giá cả, các DN còn thực hiện nhiều chương trình khuyến mại các mặt hàng Tết như nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo.... Có những doanh nghiệp phân phối/siêu thị còn tổ chức khuyến mại giảm giá 5 - 49% cho hàng ngàn mặt hàng phục vụ Tết”, ông Kiên đánh giá.

Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty Ba Huân cho biết, với kinh nghiệm hơn 15 năm tham gia chương trình hàng bình ổn, Ba Huân nay tiếp tục cung ứng đến hàng nghìn điểm bán tịa TP. Hồ Chí Minh và các địa phương hơn 1 triệu qủa trứng gia cầm sạch bình ổn giá. Ngoài bán đúng giá bình ổn rẻ hơn giá thị trường từ 5-10%, Ba Huân còn tổ chức giảm giá sâu giá trứng gia cầm, nhiều nhiều loại thực phẩm chế biến do công ty sản xuất vào những ngày cao điểm mua sắm Tết.

Các DN tham gia chương trình hàng bình ổn thị trường của thành phố như Vissan, San Hà, Vĩnh Thành Đạt hiện đang cấp tập chuyển hàng bình ổn đến các điểm bán để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu mua sắm của người dân. Hàng bình ổn giá của thành phố năm nay số lương tăng, chất lượng được nâng cao, mạng lưới kinh doanh cũng đã được mở rộng.

Trong hoạt động kinh doanh hàng bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nhiều DN sản xuất mặt hàng thực phẩm, lương thực đang băn khoăn về những chuyến xe đưa hàng vào trung tâm thành phố để kinh doanh như trước đây. Các năm trước, chính quyền thành phố cho phép xe tải nhỏ kinh doanh hàng bình ổn giá lưu thông 24/24 giờ trong thời gian cao điểm Tết, riêng năm nay DN chỉ được đưa xe tải vào nội thành trong khung giờ quy định.

Trước nhu cầu bức thiết của DN, ngày 30/1 Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh đã đề xuất và được UBND TP.Hồ Chí Minh chấp thuận cho xe tải nhẹ của các DN kinh doanh hàng bình ổn được phép vào nội thành để phục vụ nhân dân.

Trần Thế

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá