Thứ hai 23/12/2024 08:37

Chương trình 712: Hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp miền Trung

10 năm qua, Chương trình Quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712) đã được triển khai một cách sâu rộng, đem lại thay đổi tích cực đến kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương ở các tỉnh miền Trung.

Nâng cao sức “đề kháng”

Miền Trung gồm các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh miền Trung trong giai đoạn 2016-2020 đạt 9%/năm; quy mô GRDP năm 2020 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010. Mặc dù vậy, khu vực này vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm...

Các giải pháp cải tiến năng suất tổng thể đã mang lại hiệu quả rõ rệt

Với mục tiêu hỗ trợ hoạt động nâng cao năng suất chất lượng (NSCL) tại các doanh nghiệp và hướng đến thúc đẩy phát triển sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu của các địa phương, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, trong gần 10 năm qua Chương trình 712 đã có nhiều dự án được triển khai tại các tỉnh miền Trung. Trong đó, điểm nhấn là việc xác định doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương; tổ chức các hội nghị, hội thảo về NSCL và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về NSCL cho các cán bộ quản lý các sở, ban, ngành, doanh nghiệp tại địa phương…

Giai đoạn 2010-2015 đã có trên 2.000 lượt cá nhân, tổ chức được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về NSCL, về tiêu chuẩn hóa do các địa phương tổ chức; hơn 700 khóa đào tạo nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng trên 2.000 TCCS, hơn 1.000 doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý công cụ cải tiến NSCL từ các dự án địa phương…

Đến giai đoạn 2016-2019, ngoài các hoạt động tập huấn, hội nghị, hội thảo, Chương trình 712 đã hướng dẫn khoảng 1.500 lượt doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, mô hình, công cụ cải tiến NSCL, áp dụng TCVN, QCVN; chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy, tham gia Giải thưởng CLQG…

TS. Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng - khẳng định: “Chương trình 712 đã giúp các doanh nghiệp nâng cao sức “đề kháng” trong tình hình mới. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đã được nâng lên rõ rệt, vấn đề năng suất, cải tiến năng suất được xuất hiện nhiều hơn trong tư duy và hành động của các nhà lãnh đạo, quản lý và đặc biệt là lãnh đạo của các doanh nghiệp”.

Vượt qua thách thức

Theo đánh giá của Ban điều hành Chương trình 712, qua gần 10 năm triển khai thực hiện các dự án về NSCL tại địa phương, nhiều tỉnh miền Trung đã vượt qua những khó khăn, thách thức và đạt được kết quả cao như: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Tuy nhiên, việc thực hiện dự án nâng cao NSCL tại một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn như tiến độ xây dựng, phê duyệt dự án NSCL ngành, địa phương còn chậm. Thêm vào đó, việc triển khai chương trình, dự án ở một số địa phương, ngành còn lúng túng, cách tiếp cận xây dựng và triển khai dự án giữa các địa phương rất khác nhau. Nhận thức của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực hạn chế, trang thiết bị sản xuất cũ, còn yếu kém về trình độ quản lý sản xuất, nên chưa tin tưởng áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL…

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Chương trình 712 đã giúp các tỉnh miền Trung hình thành, thúc đẩy phong trào NSCL, thông qua đó huy động nguồn lực của xã hội tập trung cho mục tiêu nâng cao NSCL của sản phẩm hàng hóa chủ lực của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong, ngoài nước.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về xếp hạng chỉ số dịch vụ công trực tuyến

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Công bố chương trình khoa học và công nghệ Net Zero: Kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới