Thứ hai 23/12/2024 23:50

Chứng khoán tuần từ 8-12/4: Sau nhịp điều chỉnh, VN-Index có hướng đến vùng an toàn?

Trong tuần tới là cơ hội cho nhà đầu tư sàng lọc, mua mới những cổ phiếu tiềm năng đã có mức chiết khấu tốt, lưu ý hạn chế sử dụng vốn vay để quản trị rủi ro.

VN-Index vừa trải qua tuần giao dịch giảm điểm khi áp lực bán liên tục gia tăng ngay sau khi chỉ số chung tiếp cận lại khu vực kháng cự mạnh quanh 1.290 - 1.300 điểm.

Trong tuần nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tác động tích cực tới thị trường. Ảnh

Tính chung cả tuần, thị trường trải qua 4 phiên giảm và 1 phiên tăng khiến VN-Index giảm 28,98 điểm (tương đương 2,26%) so với tuần trước, đóng cửa phiên thứ Sáu ở mốc 1.255,11 điểm. Trên sàn Hà Nội, diễn biến điều chỉnh giảm cũng diễn ra trước áp lực chốt lời gia tăng. Theo đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa cuối tuần tại 239,68 điểm, giảm 1,2% so với tuần trước; chỉ số UPCoM-Index cũng giảm 1,0% và dừng lại ở mức 90,65 điểm.

Trong tuần, thanh khoản thị trường chứng khoán vẫn duy trì ở mức tích cực, thậm chí tuần qua giá trị giao dịch còn tăng khi VNDirect “hòa nhập” trở lại với thị trường chung kể từ phiên 1/4. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân phiên của toàn thị trường trong tuần đạt 28.831 tỷ đồng, tăng 5% so với tuần trước.

Độ rộng của thị trường trong tuần không tích cực, khi sắc đỏ chiếm đa số. Trong đó, nhóm VN30 cũng chịu áp lực bán lớn khiến mức điều chỉnh lớn hơn. Chỉ số VN30-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 1.257,78 điểm, giảm 3,02% so với tuần trước.

Trong tuần qua, các cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ SGB tăng 2,82% thì hầu hết đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh, thanh khoản gia tăng vượt mức trung bình như MBB giảm 8,07%, VIB giảm 7,72%, CTG giảm 6,61%, STB giảm 6,33%, TCB giảm 4,94%...

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng chịu áp lực bán mạnh, đặc biệt trong phiên cuối tuần sau giai đoạn tăng giá tốt như TVB giảm 10,38%, ORS giảm 8,31%, AGR giảm 8,07%, VDS giảm 7,73%, VCI giảm 7,62%... ngoài ra các mã tăng giá như BVS tăng 10,45%, IVS tăng 7,03%.

This browser does not support the video element.

Chịu áp lực bán mạnh trong những phiên cuối tuần cũng diễn ra ở nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su sau giai đoạn tăng giá khá mạnh, cụ thể SIP giảm 9,89%, DPR giảm 7,16%, SZC giảm 6,48%, SNZ giảm 6,38%, KBC giảm 5,58%.... ngoài ra các mã có diễn biến tích cực hơn NTC tăng 4,55%, LHG tăng 0,97%.

Diễn biến phân hóa tích cực ở các cổ phiếu bất động sản trong đó các mã nổi bật như NVL tăng 6,09% khi được bổ sung vào danh mục cho vay ký quỹ, HAR tăng 11,59%, NTL tăng 8,78%, PXL tăng 6,77%, TCH tăng 5,10%.... Bên cạnh đó nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh mạnh như HPX giảm 8,78%, VPH giảm 6,47%, IJC giảm 5,70%, ITC giảm 5,67%...

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu dầu khí có diễn biến tăng giá nổi bật trước những thông tin về dự án Lô B Ô Môn và giá dầu tăng mạnh, rất nhiều mã tăng giá mạnh như POS tăng 20,31%, PVC tăng 11,49%, PGS tăng 11,11%, PTV tăng 10,87%, PVS tăng 7,65%, PVB tăng 7,41%...

Khối ngoại tiếp tục có một tuần giao dịch không ủng hộ thị trường. Mặc dù giá trị bán ròng trong tuần giảm hơn một nửa và giá trị bán giảm hẳn phiên cuối tuần, nhưng tổng chung cả tuần, khối này vẫn bán ròng tới 2.028 tỷ đồng. Lượng bán ròng chủ yếu ở trên HoSE với 2.173 tỷ đồng, trong khi bán ròng nhẹ 76 tỷ đồng trên UPCoM và mua ròng 221 tỷ đồng trên HNX.

Tuần tới thị trường chứng khoán sẽ vào mùa cao điểm của đại hội cổ đông thường niên, đồng thời thông tin về kết quả kinh doanh quý I/2024 cũng sẽ được hé lộ nhiều hơn. Điều này có thể khiến dòng tiền phân hóa men theo tín hiệu đơn lẻ tại các cổ phiếu. Bên cạnh đó, trong khi vấn đề tỷ giá vẫn đang được quan tâm, thì việc hút tiền thông qua tín phiếu có thể sẽ chững lại.

Nhận định về thị trường chứng khoán tuần tới, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, trong ngắn hạn nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi cổ phiếu trong các phiên giảm mạnh, bởi thị trường đã trải qua thời gian tăng dài 4 tháng và nhịp điều chỉnh là cần thiết để VN-Index tiếp tục hướng lên các vùng điểm cao.

“Cơ hội để nhà đầu tư sàng lọc, mua mới những cổ phiếu tiềm năng đã có mức chiết khấu tốt, nhưng cần lưu ý hạn chế sử dụng vốn vay để quản trị rủi ro. Các nhóm ngành đáng chú ý là bất động sản, dầu khí, đầu tư công, ngân hàng”, VCBS đưa ra khuyến nghị.

Cùng chung quan điểm với VCBS, Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định, chỉ số VN-Index đang trong quán tính giảm ngắn hạn và có thể điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.230 điểm (+/-10 điểm). Nhà đầu tư chưa nên vội bắt đáy, cần kiên nhẫn quan sát lực cầu, chờ đợi thị trường xác lập vùng cân bằng ngắn hạn.

Những thông tin dự báo về thị trường chứng khoán chỉ mang tính chất tham khảo!

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

VNDirect: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức hấp dẫn

Ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Các quỹ ETF tại Việt Nam ghi nhận rút ròng hơn 1.341 tỷ đồng trong tháng 11/2024

Huy động được 323.006,5 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ

'Hét' giá cao ngất ngưởng, phi vụ bán vốn Amata Biên Hòa của Sonadezi vắng khách

Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút' 500 tỷ đồng trái phiếu

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng