Chủ nhật 11/05/2025 14:31

Chứng khoán Tiên Phong lỗ nửa nghìn tỉ đồng vì trái phiếu

Kết thúc năm 2022, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) ghi nhận lỗ từ việc bán trái phiếu chưa niêm yết gần 539 tỉ đồng (cùng kì lỗ 97 tỉ đồng).
TPS cũng đang nắm giữ 851 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp, trong số này không ít doanh nghiệp liên tục khất thanh toán lãi, gốc trái phiếu.

Doanh thu lập kỷ lục, lợi nhuận vẫn cắm đầu

Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2022 với tên gọi Vượt Sóng, khái quát hầu như toàn bộ tiến trình hoạt động của công ty năm vừa qua.

Theo đó, kết thúc năm 2022, TPS ghi nhận doanh thu đạt 2.733 tỉ đồng, tăng hơn 101% so với năm 2021. Song do chi phí tăng, cùng với việc bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình hình chung của thị trường tài chính, chứng khoán trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế của TPS chỉ đạt gần 136 tỉ đồng, giảm gần 36% so với năm 2021.

Ảnh chụp màn hình báo cáo thường niên năm 2022 của TPS.

Nhận định về biến cố lớn xuất hiện làm thị trường giảm mạnh, TPS cho rằng, trong nước, việc các cá nhân như Chủ tịch FLC, Chủ tịch Louis Holding, Giám đốc Chứng khoán Trí Việt và BOS thao túng chứng khoán khiến niềm tin nhà đầu tư bị ảnh hưởng.

Cùng với đó, việc các cá nhân này bị bắt cũng để lại khoảng trống trong thanh khoản thị trường.

Thêm vào đó, sai phạm của Tân Hoàng Minh, Công ty Cổ phần Tập đoàn An Đông, Vạn Thịnh Phát trong việc phát hành trái phiếu là domino kéo thị trường trái phiếu doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng.

Hệ luỵ của điều này là việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc xoay xở dòng tiền.

Thực tế cho thấy, TPS không phải là công ty chứng khoán đứng ngoài guồng quay “bão tố” của thị trường trái phiếu. Vào tháng 9.2022, TPS từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính 250 triệu đồng do: Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tư vấn trong hồ sơ tư vấn phát hành trái phiếu riêng lẻ của công ty chưa đại chúng năm 2022.

Bên cạnh đó, TPS vi phạm quy định cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của một số khách hàng.

Lỗ 593 tỉ đồng từ đầu tư trái phiếu

Báo cáo tài chính TPS cũng cho thấy, ngoài hoạt động tư vấn, TPS còn là nhà đầu tư trái phiếu khi nắm giữ nhiều lô trái phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết do chính mình hỗ trợ phát hành.

Danh mục các lô trái phiếu TPS đang nắm giữ. Ảnh: Chụp màn hình

Cụ thể, tại ngày 31.12.2022, TPS đang nắm giữ 851 tỉ đồng trái phiếu các doanh nghiệp chưa niêm yết, chiếm đến 41% tổng danh mục các loại tài sản chính công ty đang có.

Trong đó, TPS đang nắm giữ khoảng 264 tỉ đồng trái phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn R&H, gần 53 tỉ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios, 97 tỉ đồng trái phiếu BCG Land, 69 tỉ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải, 204 tỉ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần giao thông Đồng Nai...

Đáng chú ý, đa số ở những doanh nghiệp này, TPS hiện diện ở vị thế công ty tư vấn phát hành và nhà đầu tư.

Ngoài ra, các công ty nói trên phần nhiều đều có liên quan đến hệ sinh thái Bamboo Capital của đại gia Nguyễn Hồ Nam.

Tuy nhiên, có vẻ như TPS cũng đang mắc kẹt với hàng trăm tỉ đồng đầu tư của mình vào kênh trái phiếu.

Theo đó, Hưng Thịnh Land là doanh nghiệp liên tiếp có công bố bất thường về việc chậm thanh toán, lãi gốc trái phiếu trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, Tập đoàn R&H với dư nợ trái phiếu lên đến 7.500 tỉ đồng cũng có một năm kinh doanh kém khả quan khi báo lỗ sau thuế (báo cáo riêng lẻ) hơn 210 tỉ đồng trong năm 2022.

Trước đó, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 của TPS, tại ngày 31.12.2022, TPS ghi nhận lỗ từ việc bán trái phiếu chưa niêm yết gần 539 tỉ đồng (cùng kì lỗ 97 tỉ đồng). TPS không thuyết minh cụ thể danh mục các lô trái phiếu đã thua lỗ.

Tuy nhiên không loại trừ khả năng phần lớn đến từ trái phiếu "họ” R&H, khi báo cáo tài chính bán niên năm 2022 TPS cho biết, thời điểm 30.6.2022, TPS đã lỗ hơn 111 tỉ đồng từ trái phiếu "họ" R&H trong tổng số lỗ hơn 187 tỉ đồng từ mua bán tài sản tài chính.

laodong.vn
Bài viết cùng chủ đề: Trái phiếu doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước