Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vinh danh Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - được tôn vinh “Bà chúa thơ Nôm" với nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao của thơ Nôm tiếng Việt, là một hiện tượng hiếm có trong văn học thế giới.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Nâng tầm uy tín của Giải thưởng Hồ Chí Minh để vươn ra thế giới

Tối 3/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham dự Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772-2022), 200 năm năm mất (1822-2022) của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, là con của ông Hồ Phi Diễn, thuộc dòng dõi họ Hồ Phi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu - dòng họ có truyền thống khoa bảng, nhiều người đỗ đạt cao, là những bậc trí thức đương thời.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự buổi lễ

“Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương - là nữ thi sĩ nổi tiếng và tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, với nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao của thơ Nôm, là một hiện tượng hiếm có trong văn học thế giới. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong 6 danh nhân được UNESCO vinh danh cùng với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu.

Thơ Hồ Xuân Hương thể hiện tư tưởng nhân văn, nhân bản sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người, mà trước hết là bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ ở Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nữ sĩ Hồ Xuân Hương là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, được UNESCO vinh danh. Quê hương bà ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là vùng đất có nhiều nhân tài lừng danh thiên hạ. Còn bà được sinh ra, lớn lên tại Thăng Long, nơi hội tụ tinh hoa muôn phương. Chính những điều đó đã hun đúc trong bà những tư chất đặc biệt, được bồi đắp những lớp “phù sa” văn hoá.

Chủ tịch nước đánh giá, Hồ Xuân Hương - là bậc nữ sĩ kỳ tài, là một hiện tượng đặc sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Thơ của bà ẩn chứa nhiều vấn đề sâu sắc, phức tạp, nhiều đột phá và rất mới mẻ; vừa đậm chất phong tình vừa mang tinh thần phản kháng mạnh mẽ, thể hiện một tư tưởng nhân văn, nhân bản mang tính nhân loại sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống, quyền yêu đương, hạnh phúc cho con người, trước hết là người phụ nữ.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Tối 3-12, tại TP Vinh diễn ra lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772-2022), 200 năm năm mất (1822-2022) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

"Bà chúa thơ Nôm" - sống trong bối cảnh lịch sử đất nước nhiều biến động, vai trò nữ giới không được đề cao. Do đó, tiếng nói vang dội nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đấu tranh đòi nữ quyền; dám trực diện đấu tranh cho quyền của phụ nữ, phản kháng quyết liệt và chia sẻ tận cùng với những số phận bất hạnh của nữ giới trong xã hội phong kiến. Nhưng, trong thơ của bà vẫn ẩn chứa bên trong sự dịu dàng, đoan trang, tinh tế nhưng mạnh mẽ và kiên cường của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: "Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn hóa đặc biệt. Nhận ra một Hồ Xuân Hương như vậy là cả một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc, công phu, không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn cả ở phạm vi khu vực và quốc tế. Với UNESCO, cứ liệu tham khảo có vai trò quan trọng hàng đầu là giá trị văn hóa do một nhân vật nào đó tạo ra phải có ý nghĩa nhân loại và được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế. Từ góc nhìn này, người ta thấy gì về đóng góp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương? Người ta nhận thấy Hồ Xuân Hương là 'một người phụ nữ, gây kinh ngạc với tính cách tự do và vượt ra ngoài chính thống'. Tất cả đã làm nên sức sống mạnh mẽ, tạo thành dòng chảy liên tục, được lưu truyền và lan tỏa sâu rộng trong tâm thức người đọc cả trong nước và ngoài nước suốt mấy trăm năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn bền lâu trong tương lai. Hồ Xuân Hương xứng đáng trở thành danh nhân văn hóa, một tác gia lớn của Việt Nam và thế giới".

Nhấn mạnh, Hồ Xuân Hương - một Danh nhân văn hóa mang tầm vóc nhân loại, là nhà thơ mang tầm vóc một Thi hào, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao UNESCO đã rất chính xác khi trao sứ mệnh vinh quang cho nữ sĩ Hồ Xuân Hương: sứ mệnh truyền cảm hứng và lan tỏa ảnh hưởng tích cực đến mọi người trên thế giới. Tự hào, tôn vinh những cống hiến to lớn của bà đối với văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại, Chủ tịch nước cho rằng, đó cũng là để tìm trong di sản của bà những kinh nghiệm và bài học quý báu cho sự phát triển của địa phương và đất nước trong tương lai.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Chúng ta tôn vinh nữ sỹ Hồ Xuân Hương chính là tôn vinh phẩm hạnh và trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được những nỗ lực, phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta cho quyền lợi và sự công bằng đối với người phụ nữ thông qua việc phát huy sự đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước, cũng như những vị trí quan trọng của người phụ nữ Việt Nam trong đội ngũ các nhà lãnh đạo đất nước, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức ở mọi thế hệ. Việc UNESCO công nhận, tôn vinh những giá trị và ý nghĩa nhân văn cao đẹp, trường tồn trong tư tưởng, nhân cách Hồ Xuân Hương cũng chính là tôn vinh nét đẹp trong tâm hồn, trí tuệ, nhân văn, bác ái của con người Việt Nam. Điều này thêm lần nữa khẳng định, những giá trị tốt đẹp trong cốt cách con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đã và đang hoà chung dòng chảy văn hoá nhân loại cũng như làm giàu hơn, phong phú hơn cho Văn hóa thế giới".

Ngay sau những phát biểu quan trọng là Chương trình Nghệ thuật nhạc kịch “Ví đây đổi phận làm trai được” - điểm nhấn trong Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại Quảng trường Hồ Chí Minh.

“Ví đây đổi phận làm trai được”- tên của chương trình là một câu thơ trong bài “Đề đền Sầm Nghi Đống” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ được coi là đỉnh cao cho khát vọng bình đẳng nam nữ, khát vọng được thực hiện hoài bão, lập nên một sự nghiệp vẻ vang như những đấng mày râu của một nữ nhi thân phận nhỏ bé là Hồ Xuân Hương.

“Ví đây đổi phận làm trai được” vẫn chỉ là một niềm khao khát nhưng Hồ Xuân Hương đã làm nên sự nghiệp to lớn của một anh hùng trong cuộc đấu tranh đòi bình quyền, nữ quyền cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời.

Với kết cấu đan xen giữa quá khứ, hiện tại, sử dụng hoạt cảnh dân ca Ví, Giặm và kịch múa để xâu chuỗi các sự kiện, chương trình gồm 5 trường đoạn: Năm tháng đầu đời (về tuổi thơ của Hồ Xuân Hương); Ba chìm bảy nổi (về những mối tình dang dở của Hồ Xuân Hương); Nỗi đau nhân thế (Cảm xúc của Hồ Xuân Hương trước thời cuộc loạn lạc); Thơ đối thoại với... thơ (Diễn tấu những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương); Gặp lại những người tình trong thơ (tự thoại của Hồ Xuân Hương về cuộc đời).

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart phát biểu tại buổi lễ

Trong đó, đáng chú ý là ở trường đoạn 1, có phân đoạn khắc họa nhân vật Hồ Xuân Hương 11 tuổi lần đầu được về thăm quê, hân hoan giữa cảnh làng quê trù phú, tắm mình trong những câu Ví, Giặm và những câu ca ý tại ngôn ngoại của các nhà nho xứ Nghệ... Những câu ca “thanh mà tục, tục mà thanh” quấn quyện trong những làn điệu dân ca Ví-Giặm khiến Xuân Hương vô cùng thích thú, để rồi “thanh mà tục, tục mà thanh” đã theo Xuân Hương trong suốt sự nghiệp thơ ca của mình...

Từ đó, cô bé Xuân Hương đã thấm thía tình đất, tình người, sự bao dung, tính ngay thẳng đượm chút bất cần của người dân đất Nghệ và khí chất Nghệ An ngày càng hình thành rõ nét trong Xuân Hương sau chuyến về thăm quê lần ấy.

Cũng tại chương trình nghệ thuật này, khán giả sẽ được thưởng thức nhiều ca khúc đặc sắc viết về Hồ Xuân Hương như “Hồ Xuân Hương rạo rực hồn thơ”, (Phạm Viết Toàn), "Bánh trôi nước" (Hồ Hoài Anh), "Nỗi đau nhân thế" (Xuân Thủy), "Tự hào Hồ Xuân Hương" (Hồ Trọng Tuấn)…

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, được biết đến như “Bà chúa thơ Nôm”. Bà để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập “Lưu Hương ký” (với 24 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm) cùng khoảng 100 bài thơ khác theo phong cách dân gian, phóng túng, thể hiện sự đặc sắc, phong phú của tiếng Việt. Thơ Hồ Xuân Hương được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nhiều nhà thơ lớn nước ngoài ngợi ca bà là một trong những nữ sĩ hàng đầu châu Á, nhà thơ Việt Nam độc đáo nhất trong nền thi ca thế giới. Trong nước có nhiều trường học, đường phố, khu dân cư văn hóa, giải thưởng văn học, nghệ thuật… mang tên bà.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Tại chương trình có trên 15 tiết mục thơ, nhạc do 60 nhà thơ, những người sáng tác các tác phẩm viết về “Bà Chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương tham gia biểu diễn

Thơ của bà là tiếng nói đấu tranh cho khát vọng sống của con người, đấu tranh cho nữ quyền và bình đẳng nam - nữ… Với những giá trị tư tưởng, nghệ thuật mang tính quốc tế và vượt tầm thời đại, thơ Hồ Xuân Hương đã được dịch ra 12 thứ tiếng khác nhau.

Trước đó, cũng trong các chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trong tháng 9 vừa qua, tại Di tích lịch sử Quốc gia Nhà thờ họ Hồ, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu đã diễn ra chương trình thơ nhạc tôn vinh những giá trị của thơ Hồ Xuân Hương.

Tại chương trình có trên 15 tiết mục thơ, nhạc do 60 nhà thơ, những người sáng tác các tác phẩm viết về “Bà Chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương tham gia biểu diễn. Các tác phẩm được trình diễn qua các bài hát, ngâm thơ của các nhà thơ với giọng điệu mộc mạc nhưng đầy cảm xúc và nhận được sự tán thưởng của công chúng.

Nghệ An: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart trao Nghị quyết vinh danh Danh nhân Hồ Hương của UNESCO cho Việt Nam

Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã về xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại quê hương của bà.

Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng niệm, tri ân liệt sĩ Hồ Tùng Mậu và Anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan (1930-1952), bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc trước sự hy sinh anh dũng của ông trong kháng chiến chống Pháp.

Dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quà cho 30 gia đình chính sách, người có công; tặng 30 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Quỳnh Lưu với tổng trị giá 1,5 tỉ đồng; tặng quà lưu niệm cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quỳnh Lưu và xã Quỳnh Đôi.

Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41 vào tháng 11-2021, UNESCO đã thông qua Nghị quyết vinh danh, cùng tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772 - 2022), 200 năm năm mất (1822 - 2022) của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Đó là sự khẳng định, đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, sự sáng tạo trong văn học cũng như tư tưởng vượt thời đại về bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ ở Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động