Thứ hai 23/12/2024 07:26

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Chọn phương án tăng trưởng cao mới có thể mở rộng quy mô nền kinh tế

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần phải chọn phương án tăng trưởng cao với lý do chỉ có tăng trưởng nhanh chóng mới có thể mở rộng quy mô nền kinh tế.

Sáng 6/1, thảo luận tại tổ đại biểu TP. Hồ Chí Minh về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, đi liền với hội nhập sâu rộng, cần phải có thể chế tích cực, đồng bộ. Từ đột phá trong thể chế sẽ tạo được đột phá trong phát triển. “Thể chế, thể chế và thể chế” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp

Nhắc lại quá trình quá trình gian nan, kéo dài, nhiều ý kiến khác nhau gay gắt trong suốt quá trình xây dựng cho đến khi thống nhất, ban hành được Luật Quy hoạch, Chủ tịch nước khẳng định, sự ưu việt của phương pháp quy hoạch tích hợp.

Nhìn về tương lai, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý: Với thời gian quy hoạch rất dài, tầm nhìn gần 30 năm trong một giai đoạn thế giới đầy biến động, công nghệ đổi mới sáng tạo phát triển như vũ bão thì tính dự báo trong quy hoạch là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quy hoạch.

Bên cạnh đó, để quy hoạch không bị lạc hậu, cần có sự đánh giá tình hình, cập nhật thường xuyên; chú trọng bảo vệ các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu…

Trong các yếu tố quyết định thành công của việc thực hiện quy hoạch, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhìn nhận chung về dự thảo quy hoạch, Chủ tịch nước ví von: “Dù còn mặt này mặt khác, nhưng coi như xương sống, xương sườn đã có, bây giờ Chính phủ cần ban hành nghị định để hướng dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện”.

Liên quan đến một số mục tiêu cụ thể được đề ra trong quy hoạch, theo Chủ tịch nước, cần phải chọn phương án tăng trưởng cao (Quy hoạch đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng) với lý do chỉ có tăng trưởng nhanh chóng mới có thể mở rộng quy mô nền kinh tế, đạt mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao; củng cố thế và lực của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Quan tâm đến các hành lang kinh tế được thiết kế trong quy hoạch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Việt Nam đang ở trong khu vực ASEAN phát triển rất năng động. Bên cạnh các hành lang kinh tế đã nêu trong Quy hoạch, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị quan tâm, bổ sung đến kết nối kinh tế với các nước Thái Lan - Lào - Myanmar…

Đại biểu Nguyễn Minh Đức - đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đây là quy hoạch quan trọng mang tầm quốc gia, nên cần thảo luận kỹ, ghi nhận đóng góp ý kiến của cử tri và chuyên gia trong mọi lĩnh vực, để có quy hoạch chín chắn, đầy đủ và thấu đáo hơn.

Ông Đức cho rằng cần xác định nền tảng Việt Nam phát triển kinh tế mũi nhọn là gì? Nếu xác định phát triển Việt Nam là đất nước nông nghiệp thì sản xuất cây trồng, trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, đóng góp cho GDP là bao nhiêu để gắn với phát triển vùng miền, để từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng, con người và thiết bị máy móc.

Hay với lợi thế của đất nước ta có tiềm năng về biển, tỉnh nào cũng có biển và phát triển du lịch, theo đó, cần phải đánh giá kỹ về ngành kinh tế dịch vụ đóng góp GDP thế nào? Việc quy hoạch và xây dựng vùng liên kết ra sao, để xác định cho đầu tư về hạ tầng, con người…

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết - đoàn TP. Hồ Chí Minh nêu, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển đất nước. Song yêu cầu đặt ra là cần có cơ chế để có hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện đại trên cơ sở có cơ chế chính sách tư nhân tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là thành phố có công nghiệp.

Khảo sát các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà nước quản lý cho thấy không hiện đại, nếu như vậy thì không đáp ứng được yêu cầu. Nhà nước cũng không đủ tiền để hiện đại hóa các trung tâm này.

"Các thiết bị cũ lắm rồi, trong khi một số trường cao đẳng nghề của tư nhân họ có đầu tư, đảm bảo 100% các cháu ra trường được tuyển dụng liền, máy móc hiện đại. Cần có quan điểm rõ hơn để có đội ngũ công nhân lao động lành nghề” - bà Tuyết nêu quan điểm.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch nước

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài