Thứ ba 19/11/2024 21:36

Chủ động ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế khiến hàng hoá của Việt Nam đối diện với xu thế gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Việt Nam đã và sẽ làm gì để ứng phó nhằm hỗ trợ XK, bảo vệ sản xuất trong nước và người tiêu dùng nội địa?

Chủ động ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường XK

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến ngày 15/10, có 141 vụ việc PVTM được khởi xướng điều tra bởi 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá XK của Việt Nam. Trong đó, Hoa Kỳ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (với 27 vụ, chiếm khoảng 20%), kế tiếp là Thổ Nhĩ Kỳ (20 vụ, chiếm khoảng 15%); Ấn Độ (17 vụ, chiếm khoảng 12%) và EU (14 vụ, chiếm khoảng 11%). Các mặt hàng chịu biện pháp PVTM ngày càng mở rộng, từ dệt may, da giày, các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, đến thuỷ sản, nông sản...

Linh hoạt áp dụng các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước (Ảnh minh hoạ)

Đánh giá về tình hình này trước Quốc hội trong kỳ họp vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, các biện pháp PVTM đối với các sản phẩm XK của Việt Nam là một xu thế “khó tránh khỏi” trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, đặc biệt là với những quốc gia có tăng trưởng nóng các mặt hàng XK của Việt Nam.

Để hạn chế các tác động tiêu cực, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó 3 nhóm giải pháp quan trọng được ưu tiên, gồm: thứ nhất, thường xuyên cập nhật với các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội về xu hướng áp dụng các biện pháp PVTM để các DN nắm vững, có kế hoạch ứng phó hiệu quả. Thứ hai, nâng cấp Hệ thống cảnh báo sớm để đánh giá những mặt hàng XK có nguy cơ bị áp dụng biện pháp PVTM, giúp các DN chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất và XK và có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế việc vướng phải các vụ kiện. Thứ ba, chủ động theo dõi chặt chẽ quy trình điều tra của nước nhập khẩu (NK) để đảm bảo các bước trong quy trình điều tra tuân thủ đầy đủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cam kết trong các điều ước quốc tế và nội luật của nước nhập khẩu.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã khiếu kiện 5 vụ việc ra WTO, trong đó 2 vụ đã kết thúc với kết quả tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam và 1 vụ đã kết thúc giai đoạn phúc thẩm với kết quả thuận lợi cho ngành thép trong nước. Ngoài ra, còn có 2 vụ việc khác đang trong quá trình xét xử là vụ việc chống bán phá giá cá tra và chương trình giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ.

Linh hoạt áp dụng các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước

Cùng với các giải pháp ứng phó với xu thế PVTM từ các thị trường XK, thời gian qua, Việt Nam cũng đã chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, biện pháp PVTM phù hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng trong nước thông qua công tác hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng cường thể chế và đẩy mạnh thực thi các biện pháp PVTM.

Cụ thể, từ năm 2016 đến tháng 8/2018, Việt Nam đã áp dụng 6 biện pháp PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước đối với các sản phẩm sắt thép (phôi thép, thép dài, thép mạ, thép hình và tôn màu), phân bón DAP, bột ngọt. Hiện Bộ Công Thương đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ để kịp thời thực hiện các biện pháp PVTM phù hợp để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, như: thép, nhôm, gỗ, nông sản....

Theo đánh giá của các chuyên gia, các biện pháp PVTM không chỉ góp phần bảo vệ sản xuất mà còn góp phần ổn định giá đầu vào cho một số ngành sản xuất trong nước. Hiện nay những ngành sản xuất đang được áp dụng biện pháp PVTM đóng góp khoảng 6,13% GDP của cả nước. Thuế PVTM cũng đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách và các biện pháp PVTM đã bảo vệ công ăn việc làm của gần 100.000 người lao động, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển và hỗ trợ cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi sát diễn biến giá và rà soát định kỳ để điều chỉnh phù hợp thực tiễn, tránh hiện tượng hàng hóa tăng giá do biện pháp PVTM hay giảm động lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với mục tiêu ngăn chặn những tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu ồ ạt, cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa trong nước và đảm bảo giữ vững sản xuất trong nước cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh.

Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD